Thời hạn xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là bao lâu?
- Thời hạn xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là bao lâu?
- Hình thức xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch sẽ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hay Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định?
- Thủ tục xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được quy định ra sao?
Thời hạn xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là bao lâu?
Thời hạn xử lý vi phạm được quy định tại khoản 3 Điều 26 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Nguyên tắc, thời hạn xử lý vi phạm
1. Việc xử lý vi phạm chỉ thực hiện đối với các vi phạm quy định tại Quy chế này và thực hiện độc lập giữa thị trường chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch, thị trường công cụ nợ, thị trường chứng khoán phái sinh.
2. Việc xử lý vi phạm căn cứ vào tính chất, mức độ, thời gian, tần suất vi phạm để quyết định hình thức và phạm vi xử lý vi phạm phù hợp.
3. Thời hạn xử lý vi phạm được quy định như sau:
a) Đối với vi phạm đã kết thúc, thời hạn xử lý vi phạm là 01 năm kể từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với vi phạm đang được thực hiện, thời hạn xử lý vi phạm là 01 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, thời hạn xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (hành vi vi phạm đã kết thúc hoặc đang được thưc hiện) là 01 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Hình thức xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch sẽ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hay Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định?
Thầm quyền xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch được quy định tại Điều 27 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Thẩm quyền xử lý vi phạm
1. Tổng Giám đốc Sở GDCK Việt Nam quyết định hình thức xử lý vi phạm đối với thành viên trên cơ sở đề xuất của Ban Quản lý thành viên.
2. Đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b, d, d khoản 1 Điều 105 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, điểm a, b, c khoản 1 Điều 19 và a, b, c khoản 1 Điều 21 Thông tư số 58/2021/TT-BTC ngày 12/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh (Thông tư số 58/2021/TT-BTC), Tổng Giám đốc Sở GDCK Việt Nam ra quyết định đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên sau khi có quyết định của UBCKNN, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
3. Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội theo thẩm quyền chịu trách nhiệm giám sát thành viên tuân thủ quy định pháp luật, quy chế này và các quy chế, quy trình có liên quan khác do Sở GDCK Việt Nam và công ty con ban hành. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi phát hiện thành viên vi phạm các quy định nêu trên, Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội phải báo cáo và đề xuất Sở GDCK Việt Nam xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
4. Trường hợp thành viên vi phạm các quy định pháp luật, Sở GDCK Việt Nam báo cáo UBCKNN để xử lý theo quy định pháp luật.
Theo đó, hình thức xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch sẽ do Tổng Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quyết định dựa trên cơ sở đề xuất của Ban Quản lý thành viên.
Thời hạn xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thủ tục xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được quy định ra sao?
Trình tự thủ tục xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo Điều 28 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
(1) Khi phát hiện vi phạm, Sở giao dịch chứng khoán và công ty con lập biên bản (nếu cần), thu thập bằng chứng;
Trường hợp cần thiết, Sở giao dịch chứng khoán TPHCM, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tạm ngừng kết nối giao dịch trực tuyến, tạm ngừng kết nối giao dịch từ xa để bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán TPHCM, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và báo cáo Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam để xử lý vi phạm theo quy định.
(2) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam yêu cầu thành viên giải trình về lỗi vi phạm trước khi quyết định hình thức xử lý vi phạm (nếu cần).
(3) Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quyết định hình thức xử lý vi phạm phù hợp và thực hiện công bố thông tin theo quy định.
(4) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày văn bản xử lý vi phạm có hiệu lực, thành viên có quyền yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xem xét lại văn bản xử lý vi phạm.
Thành viên có nghĩa vụ thực hiện theo văn bản xử lý vi phạm có hiệu lực của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam cho đến khi có quyết định khác.
Trường hợp giữ nguyên quyết định xử lý vi phạm, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?