Thời hạn thực hiện một cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tối đa bao lâu?
- Cách thức để Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành kiểm tra công tác của các đơn vị và cá nhân trong Tòa án là gì?
- Thời hạn thực hiện một cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tối đa bao lâu?
- Các đơn vị, cá nhân được kiểm tra trong Tòa án nhân dân có nghĩa vụ như thế nào?
Cách thức để Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành kiểm tra công tác của các đơn vị và cá nhân trong Tòa án là gì?
Theo Điều 6 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Cách thức tiến hành kiểm tra
1. Việc kiểm tra được tiến hành trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp cả hai cách thức.
2. Kiểm tra trực tiếp là trực tiếp nghe báo cáo tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra; trực tiếp kiểm tra hồ sơ, tài liệu tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
3. Kiểm tra gián tiếp là kiểm tra thông qua nghiên cứu báo cáo, văn bản, tài liệu hoặc hồ sơ vụ án của đơn vị, cá nhân được kiểm tra; thông qua thông tin do các đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp.
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành kiểm tra công tác của các đơn vị và cá nhân trong Tòa án nhân dân như sau:
- Việc kiểm tra được tiến hành trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp cả hai cách thức.
- Kiểm tra trực tiếp là trực tiếp nghe báo cáo tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra; trực tiếp kiểm tra hồ sơ, tài liệu tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
- Kiểm tra gián tiếp là kiểm tra thông qua nghiên cứu báo cáo, văn bản, tài liệu hoặc hồ sơ vụ án của đơn vị, cá nhân được kiểm tra; thông qua thông tin do các đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp.
Thời hạn thực hiện một cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tối đa bao lâu?
Theo điểm b khoản 1 Điều 11 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC như sau:
Thời hạn kiểm tra
1. Thời hạn thực hiện một cuộc kiểm tra được quy định như sau:
a) Cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày. Đối với cuộc kiểm tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày;
b) Cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh không quá 20 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày;
c) Cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện không quá 15 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày.
...
Như vậy, cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh không quá 20 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày.
Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
Lưu ý: Thời hạn của cuộc kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra đến ngày kết thúc việc kiểm tra tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
Thời hạn thực hiện một cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Các đơn vị, cá nhân được kiểm tra trong Tòa án nhân dân có nghĩa vụ như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra
...
2. Nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra:
a) Chấp hành quyết định kiểm tra; cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của các thành viên Đoàn kiểm tra và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đó;
b) Báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Chấp hành kết luận, kiến nghị của Đoàn kiểm tra và người quyết định kiểm tra, kể cả trong trường hợp đang khiếu nại nhưng chưa có kết quả giải quyết của người có thẩm quyền; báo cáo kết quả tiếp thu những vấn đề đã nêu trong kết luận kiểm tra và kiến nghị (nếu có) theo đúng thời hạn được ghi trong kết luận, kiến nghị kiểm tra.
Căn cứ quy định trên các đơn vị, cá nhân được kiểm tra trong Tòa án nhân dân có nghĩa vụ sau:
- Chấp hành quyết định kiểm tra; cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của các thành viên Đoàn kiểm tra và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đó;
- Báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Chấp hành kết luận, kiến nghị của Đoàn kiểm tra và người quyết định kiểm tra, kể cả trong trường hợp đang khiếu nại nhưng chưa có kết quả giải quyết của người có thẩm quyền; báo cáo kết quả tiếp thu những vấn đề đã nêu trong kết luận kiểm tra và kiến nghị (nếu có) theo đúng thời hạn được ghi trong kết luận, kiến nghị kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?