Thời hạn giải quyết nộp ngân sách nhà nước thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán?
- Thành phần và số lượng hồ sơ nộp ngân sách nhà nước thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán?
- Trình tự thực hiện nộp ngân sách nhà nước thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán?
- Thời hạn giải quyết nộp ngân sách nhà nước thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán?
Thành phần và số lượng hồ sơ nộp ngân sách nhà nước thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán?
Thành phần và số lượng hồ sơ nộp ngân sách nhà nước thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước
...
5. Thành phần và số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
Chứng từ nộp ngân sách nhà nước hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc yêu cầu người nộp ngân sách nhà nước nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
b) Số lượng hồ sơ:
Trường hợp nộp ngân sách nhà nước theo phương thức nộp trực tiếp: 01 bản gốc chứng từ nộp ngân sách nhà nước. Riêng trường hợp người nộp ngân sách nhà nước tại ngân hàng chưa tham gia phối hợp thu ngân sách nhà nước với các cơ quan trong ngành tài chính thì cần lập 02 bản gốc chứng từ nộp ngân sách nhà nước hoặc 01 bản chính hoặc 01 bản chụp (bản photo) văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc yêu cầu người nộp ngân sách nhà nước nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp nộp ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử: 01 chứng từ nộp ngân sách nhà nước được lập trên các chương trình ứng dụng tại Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế hoặc Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Theo đó, thành phần hồ sơ: Chứng từ nộp ngân sách nhà nước hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc yêu cầu người nộp ngân sách nhà nước nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp nộp ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử: 01 chứng từ nộp ngân sách nhà nước được lập trên tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Trình tự thực hiện nộp ngân sách nhà nước thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán?
Trình tự thực hiện nộp ngân sách nhà nước qua dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Bước 1:
Người nộp ngân sách nhà nước sử dụng tài khoản có tên và mật khẩu truy cập do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp để đăng nhập vào hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử tương ứng của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (như ATM, Internet Banking, Mobile Banking hoặc các hình thức thanh toán điện tử khác);
Lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước theo chỉ dẫn trên hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử của từng tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Bước 2:
Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện kiểm tra thông tin về tài khoản trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước và điều kiện trích nợ tài khoản của người nộp ngân sách nhà nước.
Trường hợp kiểm tra phù hợp thì làm thủ tục chuyển tiền đầy đủ, kịp thời vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước theo thông tin ghi trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước (thời hạn chuyển tiền theo quy định tại Luật Quản lý thuế);
Đồng thời, gửi chứng từ nộp ngân sách nhà nước có chữ ký số của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho người nộp ngân sách nhà nước và gửi thông tin đã trích nộp vào ngân sách nhà nước thành công cho cơ quan quản lý thuế và các đơn vị có liên quan (nếu có).
Trường hợp kiểm tra không phù hợp, thì gửi thông báo phản hồi có chữ ký số của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về việc nộp ngân sách nhà nước chưa thành công cho người nộp ngân sách nhà nước qua hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử tương ứng để người nộp ngân sách nhà nước thực hiện lại các bước theo trình tự nêu trên
Nộp ngân sách nhà nước thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (Hình từ Internet)
Thời hạn giải quyết nộp ngân sách nhà nước thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán?
Thời hạn giải quyết nộp ngân sách nhà nước thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước
...
6. Thời hạn giải quyết:
a) Trường hợp nộp ngân sách nhà nước theo phương thức nộp trực tiếp: Chậm nhất 30 phút, kể từ khi Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng hoặc cơ quan thu nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người nộp ngân sách nhà nước.
b) Trường hợp nộp ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử: Chậm nhất 05 phút, kể từ khi Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế hoặc Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhận được chứng từ nộp ngân sách nhà nước hợp lệ của người nộp ngân sách nhà nước; đồng thời, tài khoản của người nộp ngân sách nhà nước có đủ số dư để trích nộp ngân sách nhà nước theo số tiền ghi trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước.
7. Đối tượng thực hiện: Người nộp ngân sách nhà nước.
Như vậy, thời hạn giải quyết nộp ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử:
Chậm nhất 05 phút, kể từ khi hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhận được chứng từ nộp ngân sách nhà nước hợp lệ của người nộp ngân sách nhà nước; đồng thời, tài khoản của người nộp ngân sách nhà nước có đủ số dư để trích nộp ngân sách nhà nước theo số tiền ghi trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?