Thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí là bao nhiêu năm? Nội dung thẩm định chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí gồm?
Thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:
Thời hạn hợp đồng dầu khí
1. Thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 30 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 05 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với lô dầu khí trong danh mục các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 35 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 10 năm.
3. Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm, thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm trên cơ sở chấp thuận của Bộ Công Thương, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Theo đó, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 30 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 05 năm.
Lưu ý:
Trừ trường hợp đối với lô dầu khí trong danh mục các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 35 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 10 năm.
Thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí là bao nhiêu năm? Nội dung thẩm định chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí gồm? (Hình từ Internet)
Nội dung thẩm định chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 44 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:
Lập, thẩm định, phê duyệt chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí
1. Trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí, trên cơ sở quy định trong hợp đồng dầu khí, nhà thầu lập chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thẩm định, phê duyệt.
2. Nội dung chính của chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm:
a) Tổng quan về hợp đồng dầu khí;
b) Lịch sử tìm kiếm thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí (nếu có);
c) Tài liệu về địa chất, địa vật lý, tài liệu khoan, tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;
d) Đặc điểm địa chất, hệ thống dầu khí, đánh giá tài nguyên dầu khí;
đ) Tiến độ thực hiện, khối lượng công việc, dự toán chi phí;
e) Kế hoạch thực hiện công tác an toàn và bảo vệ môi trường bao gồm cả an toàn và xử lý sự cố, giải pháp ngăn chặn và xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm;
g) Dự kiến kết quả đạt được, đánh giá rủi ro tìm kiếm thăm dò dầu khí;
h) Kết luận và kiến nghị.
3. Nội dung thẩm định chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của tài liệu về địa chất, địa vật lý, tài liệu khoan, tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;
b) Đánh giá tính hợp lý của số liệu về đặc điểm địa chất, hệ thống dầu khí, đánh giá tài nguyên dầu khí;
c) Đánh giá tính khả thi, hợp lý của tiến độ thực hiện, khối lượng công việc, dự toán chi phí;
d) Đánh giá sự đáp ứng yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường;
đ) Đánh giá kết quả đạt được và các rủi ro tìm kiếm thăm dò dầu khí.
...
Theo đó, nội dung thẩm định chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí sẽ bao gồm:
- Đánh giá sự phù hợp của tài liệu về địa chất, địa vật lý, tài liệu khoan, tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;
- Đánh giá tính hợp lý của số liệu về đặc điểm địa chất, hệ thống dầu khí, đánh giá tài nguyên dầu khí;
- Đánh giá tính khả thi, hợp lý của tiến độ thực hiện, khối lượng công việc, dự toán chi phí;
- Đánh giá sự đáp ứng yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường;
- Đánh giá kết quả đạt được và các rủi ro tìm kiếm thăm dò dầu khí.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có quyền phê duyệt các chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 61 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:
Quyền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
1. Ký kết thỏa thuận với tổ chức ngoài cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản dầu khí; quản lý, giám sát thực hiện thỏa thuận liên quan đến khai thác thông tin, dữ liệu và kết quả điều tra cơ bản về dầu khí theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ký kết hợp đồng dầu khí với các tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu khí theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng dầu khí; phê duyệt chương trình hoạt động và ngân sách hoạt động hằng năm; kiểm toán chi phí thực hiện hoạt động dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí; phê duyệt quyết toán chi phí theo hợp đồng dầu khí.
4. Phê duyệt các chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí, tìm kiếm thăm dò dầu khí điều chỉnh, thăm dò dầu khí bổ sung theo quy định tại Điều 44 của Luật này.
...
Như vậy, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ có quyền được phê duyệt các chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí, tìm kiếm thăm dò dầu khí điều chỉnh, thăm dò dầu khí bổ sung theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?