Thời hạn chuyển biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực xây dựng là bao lâu?
Thời hạn chuyển biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực xây dựng là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BXD cụ thể:
“Điều 5. Về áp dụng biện pháp dừng thi công xây dựng để làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng quy định tại khoản 12, khoản 13 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP
1. Khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, mà hành vi này đang xảy ra, thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị xử lý như sau:
a) Cá nhân, tổ chức vi phạm phải dừng thi công xây dựng kể từ thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trong thời hạn quy định, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có trách nhiệm ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, người lập biên bản phải chuyển biên bản vi phạm hành chính và hồ sơ vụ việc (nếu có) đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
[…]”
Như vậy, trong trường hợp không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, người lập biên bản phải chuyển biên bản vi phạm hành chính và hồ sơ vụ việc (nếu có) đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Thời hạn chuyển biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực xây dựng là bao lâu?
Thời hạn bàn giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
+ Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
+ Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật
Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành trong bao nhiêu ngày làm việc?
Đồng thời, tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.
Như vậy, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt (trừ một số trường hợp); và trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?