Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng là bao lâu?
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề là gì?
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng là bao lâu?
- Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quân đội có bắt buộc phải có giấy xác nhận thời gian thực hành không?
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề là gì?
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 50/2019/NĐ-CP như sau:
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề là thời gian trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh kể từ ngày người hành nghề bắt đầu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cấp văn bằng chuyên môn (được tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm, điều động, tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng lao động) đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (bao gồm cả thời gian học chuyên khoa hoặc sau đại học theo đúng chuyên khoa mà người đó đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề).
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề (Hình từ Internet)
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng là bao lâu?
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 50/2019/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc về thời gian và tổ chức thực hành
1. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải có thời gian thực hành phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo.
2. Thời gian thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
3. Việc tổ chức thực hành thực hiện theo quy định tại Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
Theo đó, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng cụ thể như sau:
- 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;
- 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
- 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.
- 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quân đội có bắt buộc phải có giấy xác nhận thời gian thực hành không?
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 8 Nghị định 50/2019/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gồm:
1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao hợp lệ văn bằng hoặc chứng nhận trình độ chuyên môn đối với lương y hoặc giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp; cụ thể như sau:
a) Văn bằng chuyên môn ngành y;
b) Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học và kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ;
c) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 03 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;
d) Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn trên thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp.
3. Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
5. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi công tác từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên.
6. Hai ảnh màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quân đội được quy định như trên và trong đó bắt buộc phải có giấy xác nhận thời gian thực hành.
Mẫu giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 50/2019/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?