Thỏa thuận chia di sản thừa kế bằng giấy viết tay có những rủi ro pháp lý nào? Và hướng giải quyết để hạn chế rủi ro là gì?
Thỏa thuận chia di sản thừa kế bằng giấy viết tay có những rủi ro pháp lý nào? Và hướng giải quyết để hạn chế rủi ro là gì?
Văn bản ký tay sẽ mang lại rủi ro pháp lý lớn nếu sau này có nảy sinh mâu thuẫn, bởi:
- Do ông bà của bạn mất mà không để lại di chúc nên căn cứ vào khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật.
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn gồm: 04 người, mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau.
- Về mặt hình thức của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: Căn cứ Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng 2014 và Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế với đối tượng tài sản là bất động sản, tài sản gắn liền trên đấtbắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
Hướng giải quyết để hạn chế rủi ro trong trường hợp này:
- Bước 1. Họp mặt các đồng thừa kế và làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Ở bước này các đồng thừa kế sẽ thống nhất về phân chia di sản, sau đó các đồng thừa kế sẽ thỏa thuận nhượng lại kỷ phần được hưởng của mình cho bạn. Văn bản này sẽ được tất cả các đồng thừa kế ký tên.
- Bước 2. Công chứng hoặc chứng thực văn bản thỏa thuận
Để văn bản có giá trị pháp lý cao thì các bạn nên đưa văn bản thỏa thuận phân chia di sản ra văn phòng công chứng để công chứng hoặc chứng thực chữ ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn.
Nếu những đồng thừa kế khác không thể đến văn phòng công chứng thì có thể viết văn bản ủy quyền cho chính người phân chia di sản, văn bản có chữ ký hai. Sau khi đã có văn bản ủy quyền thì người được ủy quyền sẽ đến văn phòng công chứng nộp các giấy tờ sau:
+ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy khai sinh của những người khi nhận di sản thừa kế.
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế .
+ Bản sơ yếu lý lịch của người được ủy quyền phân chia di sản thừa kế.
+ Giấy tờ về di sản thừa kế như: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm và các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác.
+ Giấy ủy quyền, giấy từ chối nhận di sản (nếu có).
- Bước 3. Làm thủ tục sang tên và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở.
Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và đã được công chứng hoặc chứng thực thì người được cử trực tiếp quản lý tài sản mang đến Văn phòng đăng ký đất đai để tiến hành làm thủ tục đăng ký biến động.
Thỏa thuận chia di sản thừa kế (Hình từ Internet)
Người phân chia di sản thừa kế có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 657 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Người phân chia di sản
1. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp luật.
3. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thỏa thuận.
Như vậy người phân chia di sản thừa kế có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc.
Phân chia di sản thừa kế theo di chúc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Phân chia di sản theo di chúc
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?
- Cháu nội và cháu ngoại có cùng hàng thừa kế không? Cháu nội có được hưởng thừa kế nhiều hơn cháu ngoại không?
- Khi gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu thì bên mời thầu cần làm gì?
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?