Thơ về tháng 4, thơ hay chào tháng 4? Mức hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được quy định như thế nào?
Thơ về tháng 4, thơ hay chào tháng 4? Tổng hợp những bài thơ về tháng 4 hay nhất?
Dưới đây là top những bài thơ về tháng 4 hay nhất có thể tham khảo:
Thơ về tháng 4 số 01:
Nỗi Nhớ Tháng Tư Huỳnh Minh Nhật Tháng tư rồi, mùa hạ đã về chưa? Mà bầu trời hôm nay nhìn rất lạ Nắng thôi hát bản tình ca oi ả Gọi mưa đầy trên những lối em qua Tháng tư về đâu hỡi những mùa hoa? Đâu nắng mưa, đâu một thời để nhớ? Những cánh hoa ai ép vào cuối vở Nay xác xơ một thuở đã xa vời… Gió nghẹn ngào ru ký ức đầy vơi Phố cô đơn nên chiều buông rất vội Ta xót xa những điều chưa dám nói Gói trong tim bao giấc mộng không thành Hạ có về cho năm tháng mong manh? Những trời xanh có đầy trong mắt biếc? Dẫu đã biết xa nhau là vĩnh biệt, Cớ sao lòng da diết mãi khôn nguôi… |
Thơ về tháng 4 số 02:
Mở cửa tháng Tư Thơ: Hồ Viết Bình Mở cửa tháng tư thấy những lời nói dối* Thấy trời Sài Gòn xanh cao vời vợi Nắng cháy da, nắng thắp lửa cành cây Thấy những tản mây bay nhanh về biển Thấy ông trời gậm gừ ghê gớm Sấm chớp ở đâu sao cơn mưa chưa đến Mặt đường kia bỏng rát những bàn chân Những rễ cây phải vươn sâu vào lòng đất Uống nước ngầm đỡ cơn khát mùa khô Tháng tư ơi! Mi đã chuyển mùa chưa Sao dối ta mưa sẽ về trong chốc lát Muôn lá hoa đang ngân nga khúc hát Đón nước mát đầu mùa thoả bao nỗi chờ mong. |
Thơ về tháng 4 số 03:
Bâng khuâng tháng Tư Hà Nội Thơ: Hoàng Minh Tuấn Gió chuyển mùa, gọi mây vào trong phố, Xuân bỏ đi, nhường chỗ đón hạ về, Nuối tiếc xuân thời khắc phút chia ly, Mưa ào ạt, sấm đì đùng đưa tiễn! Tháng tư về, xuân như còn lưu luyến, Sáng - rỗi hờn đem đến những màn sương, Hết buồn vương, trưa - lại chở nắng vàng, Chiều - con phố ngập tràn trong nắng hạ! Hà nội tháng tư vẫn xanh màu lá, Hồ Gươm trong xanh sóng vỗ nhẹ nhàng, Liễu ven hồ đang chào đón hạ sang, Soi bóng nước mơ màng khoe suối tóc! Chiều Hồ Tây, hoàng hôn buông đỏ rực, Gió khẽ lay mặt nước sóng chênh chao, Tháng tư ơi ta nhớ đến cồn cào, Mùa thi ấy với biết bao kỷ niệm... Hàng sấu già, đường thanh niên yêu mến, Ta ôn thi ta hò hẹn bao ngày, Suối tóc nào vương hoa sấu ngất ngây, Để ta nhớ ta say màu áo trắng! Rồi bữa ấy hoa gạo rơi nhiều lắm, Đỏ ngập đường trĩu nặng những nhớ thương, Em trách mưa sao ào ạt, phũ phàng, Hoa gạo rụng ... lòng ngập tràn ... thương nhớ! Nay tháng tư lại trở về trên phố, Áo trắng ơi ... em đang ở nơi nào, Có quay về tìm lại những khát khao, Tháng tư xưa dạt dào em có nhớ?! |
Thơ về tháng 4 số 04:
Chào tháng Tư Thơ: Vũ Nguyên Tháng tư về em đã biết hay không Nắng gắt hơn cho phượng hồng rực rỡ Hòa theo đó tiếng ve nào nhắc nhở Hạ sang rồi nức nở buổi mình xa Tháng tư này con phố nhỏ đầy hoa Cành phượng vĩ nuột nà lay trong gió Viết tặng em người ta hoài thương nhớ Bài thơ yêu của đầu tháng tư về Tháng tư này trên những lối triền đê Trẻ vùng quê chẳng thả diều như trước Dòng sông xưa vẫn dạt dào con nước Đời đổi thay bao cuộc tháng tư rồi Tháng tư về nhìn từng cánh hoa rơi Ta bỗng nhớ về người ta yêu mến Và hôm nay khi bình minh vừa đến Ta viết bài chào em nhé tháng tư. |
Lưu ý: Những bài thơ hay về tháng 4 nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Thơ về tháng 4, thơ hay chào tháng 4? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 57/2017/NĐ-CP thì mức hỗ trợ đối với người dân tộc thiểu số rất ít người như sau:
- Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.
- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
- Học sinh sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng.
Trình tự, thời gian xét duyệt cho chi trả hỗ trợ học tập là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 57/2017/NĐ-CP thì trình tự, thời gian xét duyệt cho chi trả hỗ trợ học tập đối với người học là dân tộc thiểu số rất ít người như sau:
(1) Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập
- Đầu năm học, các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có trẻ mẫu giáo, học sinh dân tộc thiểu số rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; cho học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách làm đơn đề nghị hỗ trợ học tập (mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này).
- Đầu khóa học, các trường dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi cho học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách làm đơn đề nghị hỗ trợ học tập (mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này).
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo, cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; học sinh, sinh viên nộp đơn cho cơ sở giáo dục.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận đơn, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức xem xét đơn đề nghị hỗ trợ học tập, lập và phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng, niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng, gửi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và thực hiện việc chi trả.
Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập chỉ cần nộp đơn đề nghị hỗ trợ học tập một lần khi bắt đầu vào học tại một cơ sở giáo dục. Trong các năm học tiếp theo, các cơ sở giáo dục căn cứ vào danh sách trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người đang học tại trường và đơn đề nghị của trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên mới vào học để lập và phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng.
(2) Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập
- Đầu năm học, các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có trẻ mẫu giáo, học sinh dân tộc thiểu số rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; cho học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách làm đơn đề nghị hỗ trợ học tập (mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này).
- Đầu khóa học, các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi cho học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách làm đơn đề nghị hỗ trợ học tập (mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này).
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo, cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; học sinh, sinh viên nộp đơn cho cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị hỗ trợ học tập của cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; của học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày khai giảng năm học, khóa học, cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở nộp đơn đề nghị hỗ trợ học tập cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, học sinh trung học phổ thông nộp đơn đề nghị hỗ trợ học tập cho Sở Giáo dục và Đào tạo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học nộp đơn đề nghị hỗ trợ học tập cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại nơi trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp học sinh, sinh viên không trực tiếp đến nộp thì cha mẹ học sinh, sinh viên nộp thay.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận đơn đề nghị hỗ trợ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức xem xét đơn, lập và phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng, niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng chính sách và thực hiện chi trả.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Viết 4 5 câu giới thiệu về đồ dùng học tập? Viết 4 5 câu giới thiệu về đồ dùng học tập lớp 2 ngắn gọn?
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ có thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ không? Có được sử dụng con dấu?
- 04 hình thức xử lý vi phạm nội quy, quy chế thi tuyển công chức, viên chức từ 01/05/2025 theo Thông tư 001?
- Mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy mới nhất 2025? Tải mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy?
- Phép liên tưởng là gì? Ví dụ về phép liên tưởng? Giáo viên môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở có nhiệm vụ gì?