Thẻ bảo hiểm y tế bị cắt khi công ty nợ tiền bảo hiểm thì ai sẽ chịu trách nhiệm về quyền lợi của người lao động?
Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng
Căn cứ khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:
- Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
+ Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
+ Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
+ Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
+ Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.
Bảo hiểm y tế có giá trị khi tháng đó anh có đóng bảo hiểm y tế, công ty không đóng bảo hiểm y tế thì thẻ tháng đó không có giá trị, bệnh viện từ chối thẻ này là đúng quy định. Ở đây là lỗi công ty không đóng bảo hiểm lên chứ không phải lỗi của cơ quan bảo hiểm và cơ quan bảo hiểm cũng không có nghĩa vụ thông báo cho trường hợp này.
Thẻ bảo hiểm y tế bị cắt khi không công ty nợ tiền bảo hiểm thì ai sẽ chịu trách nhiệm về quyền lợi của người lao động?
Quy định về xử lý vi phạm
Căn cứ khoản 28 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014:
“Điều 49. Xử lý vi phạm
...
3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;
b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.”
Như vậy, quyền lợi của bạn sẽ do công ty bạn chịu trách nhiệm.
Như căn cứ đã nêu ở trên, toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế sẽ do công ty chi trả.
Trường hợp công ty không chi trả tiền bảo hiểm y tế thì khiếu nại ở đâu?
Căn cứ Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
- Hòa giải viên lao động;
- Hội đồng trọng tài lao động;
- Tòa án nhân dân.
Như vậy, nếu công ty không hoàn trả số tiền bảo hiểm y tế cho anh thì anh có thể liên hệ đến Sở lao động để Hòa giải viên lao động giải quyết vấn đề này hoặc gửi đơn khởi kiện công ty ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu hoàn trả. Bạn nên lưu ý cơ quan bảo hiểm không có trách nhiệm gì trong trường hợp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?