Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục có số lượng là bao nhiêu?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục có số lượng là bao nhiêu?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có được tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ không?
- Thông tư 03 hướng dẫn về Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục có hiệu lực từ khi nào?
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục có số lượng là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng quản lý
1. Số lượng thành viên Hội đồng quản lý phải là số lẻ, với số lượng theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và các thành viên khác của Hội đồng quản lý. Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
...
Viện dẫn đến khoản 4 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Hội đồng quản lý
...
4. Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên; Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 năm. Cơ cấu và số lượng thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập trong Hội đồng quản lý gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có); làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
...
Theo đó, số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục phải là số lẻ và có từ 05 đến 11 thành viên, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và các thành viên khác của Hội đồng quản lý.
Ngoài ra, Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục có số lượng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có được tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ không?
Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và thành viên Hội đồng quản lý
...
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Hội đồng quản lý
Thư ký Hội đồng quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổng hợp thông tin về hoạt động của đơn vị báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý; chuẩn bị chương trình nghị sự, tài liệu, giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của Hội đồng quản lý; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của Hội đồng quản lý;
b) Chuẩn bị các báo cáo, văn bản giải trình với cơ quan nhà nước và các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý;
c) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý
a) Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý phân công; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hàng năm; đề xuất nội dung và các vấn đề cần thảo luận tại cuộc họp Hội đồng quản lý;
c) Dự các cuộc họp của Hội đồng quản lý, góp ý kiến, biểu quyết về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các cuộc họp của Hội đồng quản lý;
d) Được cung cấp và tiếp cận thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác của Hội đồng quản lý theo quy định; được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Như vậy, thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục sẽ được quyền tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hàng năm.
Bên cạnh đó, thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục còn được đề xuất nội dung và các vấn đề cần thảo luận tại cuộc họp Hội đồng quản lý theo quy định.
Thông tư 03 hướng dẫn về Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục có hiệu lực từ khi nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 03/2025/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2025.
Như vậy, Thông tư 03/2025/TT-BGDĐT hướng dẫn về Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND tỉnh được tổ chức tối đa 14 Sở sau sắp xếp đúng không? Nguyên tắc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh?
- 100% biên chế cấp huyện về xã sau sáp nhập tỉnh theo Công văn 03 đúng không? Định hướng sắp xếp CBCCVC cấp xã ra sao?
- Mẫu biên bản họp nội bộ dành cho công ty cổ phần mới nhất? Tải về? Thời gian họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông?
- Sự kiện nổi bật ngày 17 tháng 5? Sự kiện trong nước 17 5? Sự kiện thế giới 17 5? 17 5 có phải lễ lớn?
- Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ việc? Tải về? Nghỉ việc có bắt buộc phải bàn giao công việc không?