Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
- Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải có bao nhiêu thành viên?
- Để trở thành thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải có bao nhiêu thành viên?
Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải có từ 05 đến 11 thành viên căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 15/11/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên, trong đó có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác. Nhiệm kỳ của Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác của Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm.
...
Trước đây, số lượng thành viên của Hội đồng quản lý căn cứ Điều 9 Thông tư 05/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 15/11/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng quản lý có số lượng thành viên từ 05 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch và các thành viên.
2. Cơ cấu Hội đồng quản lý gồm có:
a) Người đứng đầu, một số cấp phó của người đứng đầu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch công đoàn, đại diện một số phòng, ban của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có); làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Theo quy định trên thì Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải có từ 05 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch và các thành viên.
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải bị miễn nhiệm trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Để trở thành thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Để trở thành thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 15/11/2023) như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
1. Thành viên Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Là công chức hoặc viên chức và đủ tuổi công tác ít nhất một nhiệm kỳ;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc;
c) Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
d) Có trình độ từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Không phải là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập.
...
Trước đây, thành viên Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn căn cứ Điều 15 Thông tư 05/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 15/11/2023) như sau:
Tiêu chuẩn của Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản lý
1. Thành viên Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Là công chức hoặc viên chức và đủ tuổi công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc;
c) Không trong thời gian thi hành kỷ luật;
d) Có trình độ từ đại học trở lên;
đ) Có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn hoặc quản lý;
e) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập;
g) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này và tiêu chuẩn của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, để trở thành thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải thì cần đáp ứng những điều kiện sau:
(1) Là công chức hoặc viên chức và đủ tuổi công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ;
(2) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc;
(3) Không trong thời gian thi hành kỷ luật;
(4) Có trình độ từ đại học trở lên;
(5) Có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn hoặc quản lý;
(6) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập;
(7) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý.
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải bị miễn nhiệm trong trường hợp theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 24/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 15/11/2023) như sau:
Điều kiện miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
1. Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Cá nhân có đơn xin thôi tham gia Hội đồng quản lý;
b) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Không đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao và đã phải nghỉ làm việc để điều trị quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục;
d) Không đủ năng lực, uy tín;
đ) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
e) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực của pháp luật;
g) Có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm;
h) Vi phạm quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
i) Chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, thôi việc theo quy định;
k) Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao;
l) Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời gian bổ nhiệm;
m) Có trên hai phần ba số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định;
n) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
o) Các trường hợp khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
2. Người có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý tại Điều 10 Thông tư này xem xét, quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý.
Trước đây, các thành viên Hội đồng quản lý bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp căn cứ khoản 1 Điều 17 Thông tư 05/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 15/11/2023) như sau:
Miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý
1. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Cá nhân có đơn xin thôi tham gia Hội đồng quản lý;
b) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Không đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao, đã phải nghỉ làm việc để điều trị quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục;
d) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực của pháp luật;
đ) Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm;
e) Mắc các vi phạm khác đã quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
g) Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý.
2. Hội đồng quản lý có trách nhiệm xem xét, quyết nghị việc miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng và gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định. Hồ sơ gồm có: Tờ trình nêu rõ lý do miễn nhiệm và các văn bản, minh chứng liên quan.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của đơn vị, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm ra quyết định miễn nhiệm; trường hợp không đồng ý, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, thành viên Hội đồng quản lý sẽ được xem xét miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Cá nhân có đơn xin thôi tham gia Hội đồng quản lý;
(2) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
(3) Không đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao, đã phải nghỉ làm việc để điều trị quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục;
(4) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực của pháp luật;
(4) Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm;
(5) Mắc các vi phạm khác đã quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
(6) Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?