Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng có được quyền chuyển nhượng phần vốn góp không? Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn?
Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng có được quyền chuyển nhượng phần vốn góp không?
Căn cứ quy định tại Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Thành viên góp vốn được chuyển nhượng phần vốn góp, ưu tiên góp thêm vốn khi tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện nhận chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tín dụng.
Như vậy, thành viên góp vốn trong công ty TNHH hai thành viên trở lên được quyền chuyển nhượng phần vốn góp và ưu tiên góp thêm vốn khi tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ.
Tỷ lệ sở hữu phần vốn góp tối đa của một thành viên góp vốn trong tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên trở lên là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về thành viên góp vốn như sau:
Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn
1. Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải là pháp nhân. Tổng số thành viên góp vốn không được vượt quá 05 thành viên. Tỷ lệ sở hữu phần vốn góp tối đa của một thành viên, một thành viên và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Việc góp vốn và tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của tổ chức trong nước và nước ngoài tại tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
...
Theo đó, thành viên góp vốn trong công ty TNHH hai thành viên trở lên phải là pháp nhân và không quá 05 thành viên, tỷ lệ sở hữu phần vốn góp tối đa của một thành viên và người có liên quan không vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Thành viên góp vốn có được quyền chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên không? (Hình từ internet)
Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn như sau:
Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn
...
2. Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát trên cơ sở phần vốn góp của mình trong tổ chức tín dụng hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên góp vốn;
b) Được cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính hằng năm và tài liệu, dữ liệu khác của tổ chức tín dụng;
c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi tổ chức tín dụng đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác;
d) Được chia phần tài sản còn lại của tổ chức tín dụng tương ứng với phần vốn góp khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản;
đ) Khởi kiện thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong trường hợp người này không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời quy định của pháp luật, Điều lệ của tổ chức tín dụng, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với quyền và nghĩa vụ được giao và trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
3. Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:
a) Không được rút vốn đã góp dưới mọi hình thức;
b) Tuân thủ Điều lệ của tổ chức tín dụng;
c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn bao gồm:
(1) Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát trên cơ sở phần vốn góp của mình trong tổ chức tín dụng hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên góp vốn;
- Được cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính hằng năm và tài liệu, dữ liệu khác của tổ chức tín dụng;
- Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi tổ chức tín dụng đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác;
- Được chia phần tài sản còn lại của tổ chức tín dụng tương ứng với phần vốn góp khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản;
- Khởi kiện thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong trường hợp người này không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời quy định của pháp luật, Điều lệ của tổ chức tín dụng, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với quyền và nghĩa vụ được giao và trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
(2) Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:
- Không được rút vốn đã góp dưới mọi hình thức;
- Tuân thủ Điều lệ của tổ chức tín dụng;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh bao gồm những gì theo Nghị quyết 76? Định hướng tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập thế nào?
- Nội dung đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng theo Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị mới nhất 2025?
- Tổng hợp tranh vẽ Vì một cuộc sống xanh Nói không với thuốc lá 2025? Vẽ tranh tuyên truyền chống tác hại của thuốc lá?
- Sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên dự kiến lấy tên nào? Trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh nào theo Nghị quyết 60?
- Ngoài lương hưu, CBCC nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế (còn từ 2–5 năm đến tuổi nghỉ hưu và đủ điều kiện BHXH) sẽ được hưởng thêm những chế độ gì?