Thanh tra Sở Nội vụ phối hợp với Ban tôn giáo xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo chậm nhất vào ngày nào?
- Thanh tra Sở Nội vụ phối hợp với Ban tôn giáo xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo chậm nhất vào ngày nào?
- Cuộc thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Thanh tra Sở Nội vụ tiến hành kéo dài bao lâu?
- Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Thanh tra Sở Nội vụ tiến hành thực hiện theo các quy định nào?
- Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo, Thanh tra Sở Nội vụ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Thanh tra Sở Nội vụ phối hợp với Ban tôn giáo xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo chậm nhất vào ngày nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định về Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo như sau:
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo
...
2. Thanh tra Sở Nội vụ có trách nhiệm
a) Phối hợp với Ban (Phòng) tôn giáo xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo trình Giám đốc Sở Nội vụ phê duyệt chậm nhất ngày 05 tháng 12 hàng năm;
b) Khi cần điều chỉnh kế hoạch thanh tra chuyên ngành đã được phê duyệt phải báo cáo Giám đốc Sở Nội vụ;
c) Kế hoạch thanh tra quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này sau khi được Giám đốc Sở Nội vụ phê duyệt được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, Thanh tra Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Ban (Phòng) tôn giáo xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo trình Giám đốc Sở Nội vụ phê duyệt chậm nhất ngày 05 tháng 12 hàng năm.
Khi cần điều chỉnh kế hoạch thanh tra chuyên ngành đã được phê duyệt phải báo cáo Giám đốc Sở Nội vụ;
Kế hoạch thanh tra do Thanh tra Sở Nội vụ phối hợp với Ban (Phòng) tôn giáo xây dựng, kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo cần điều chỉnh sau khi được Giám đốc Sở Nội vụ phê duyệt được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo (Hình từ Internet)
Cuộc thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Thanh tra Sở Nội vụ tiến hành kéo dài bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định về Thời hạn thanh tra như sau:
Thời hạn thanh tra
1. Cuộc thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày.
2. Cuộc thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Thanh tra Sở Nội vụ tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
Theo quy định trên, cuộc thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Thanh tra Sở Nội vụ tiến hành không quá 30 ngày. Trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Thanh tra Sở Nội vụ tiến hành thực hiện theo các quy định nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định về Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo như sau:
Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo
Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo thực hiện theo quy định của Luật thanh tra; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Nghị định số 90/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2012 về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ và Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
Như vậy, trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Thanh tra Sở Nội vụ tiến hành thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra hiện hành; Nghị định 07/2012/NĐ-CP về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Nghị định 90/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ và Thông tư 05/2014/TT-TTCP về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, tuy nhiên, quy định trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo, Thanh tra Sở Nội vụ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
6. Thanh tra Sở Nội vụ
Thanh tra Sở Nội vụ là tổ chức thuộc Sở Nội vụ có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 24 của Luật thanh tra và Điều 6 Nghị định 90/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2012 về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ;
b) Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nội vụ tiến hành thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Thanh tra Sở Nội vụ là tổ chức thuộc Sở Nội vụ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 24 Luật Thanh tra hiện hành và Điều 6 Nghị định 90/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ;
- Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nội vụ tiến hành thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?