Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Kinh phí cho hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ từ đâu?
- Công chức thanh tra chuyên ngành tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ được bồi dưỡng kiến thức về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định nào?
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định về Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo như sau:
Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo
1. Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ
Là công chức thuộc biên chế của Ban Tôn giáo Chính phủ (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành tôn giáo) có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể sau:
a) Am hiểu pháp luật, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành: Luật, hành chính, tôn giáo học, quản lý nhà nước;
b) Có ít nhất 02 năm làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo (không kể thời gian tập sự), có kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác thanh tra; được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tôn giáo.
Như vậy, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ là công chức thuộc biên chế của Ban Tôn giáo Chính phủ (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành tôn giáo) có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Am hiểu pháp luật, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành: Luật, hành chính, tôn giáo học, quản lý nhà nước;
- Có ít nhất 02 năm làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo (không kể thời gian tập sự), có kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác thanh tra; được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tôn giáo.
Thanh tra chuyên ngành tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ (Hình từ Internet)
Kinh phí cho hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ từ đâu?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 10 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định Kinh phí hoạt động thanh tra và chế độ đối với công chức thanh tra chuyên ngành tôn giáo như sau:
Kinh phí hoạt động thanh tra và chế độ đối với công chức thanh tra chuyên ngành tôn giáo
1. Kinh phí cho hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo được Nhà nước bảo đảm.
2. Công chức thanh tra chuyên ngành tôn giáo được cấp trang phục, Thẻ và hưởng chế độ bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
a) Trang phục, Thẻ và chế độ bồi dưỡng công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện theo Điều 11, 12, 13, 14 Thông tư này và các quy định pháp luật hiện hành.
b) Trang phục, Thẻ và chế độ bồi dưỡng Thanh tra viên ở Sở Nội vụ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra và các quy định pháp luật hiện hành.
3. Kinh phí hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của Ban Tôn giáo Chính phủ, Sở Nội vụ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, kinh phí cho hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo được Nhà nước bảo đảm.
Kinh phí hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Công chức thanh tra chuyên ngành tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ được bồi dưỡng kiến thức về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định nào?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định về Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra chuyên ngành tôn giáo như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra chuyên ngành tôn giáo
1. Công chức thanh tra chuyên ngành tôn giáo được bồi dưỡng kiến thức về tín ngưỡng, tôn giáo và nghiệp vụ thanh tra;
2. Chương trình, nội dung, kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra chuyên ngành tôn giáo thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về chế độ đào tạo công chức.
Theo đó, công chức thanh tra chuyên ngành tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ được bồi dưỡng kiến thức về tín ngưỡng, tôn giáo và nghiệp vụ thanh tra.
Chương trình, nội dung, kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra chuyên ngành tôn giáo thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về chế độ đào tạo công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?