Thanh tra Cục Hàng hải thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong những lĩnh vực nào? Ai có quyền quyết định biên chế của Thanh tra Cục Hàng hải?
Thanh tra Cục Hàng hải thực hiện những chức năng gì?
Chức năng của Thanh tra Cục Hàng hải quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 34/2013/TT-BGTVT như sau:
Vị trí, chức năng của Thanh tra Cục Hàng hải
1. Thanh tra Cục Hàng hải là cơ quan của Cục Hàng hải Việt Nam, giúp Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (sau đây gọi là Cục trưởng) thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hàng hải theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam là thành viên.
Thanh tra Cục Hàng hải chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Thanh tra Bộ).
Thanh tra Cục Hàng hải có tên giao dịch quốc tế viết bằng tiếng Anh là Vietnam Maritime Inspectorate, viết tắt là VMI.
2. Thanh tra Cục Hàng hải có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; được sử dụng con dấu của Cục Hàng hải Việt Nam theo quy định của pháp luật về sử dụng con dấu.
3. Thanh tra Cục Hàng hải được bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện để phục vụ hoạt động thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, Thanh tra Cục Hàng hải là cơ quan của Cục Hàng hải Việt Nam, giúp Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hàng hải theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam là thành viên.
Thanh tra Cục Hàng hải (Hình từ Internet)
Thanh tra Cục Hàng hải thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong những lĩnh vực nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Cục Hàng hải quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 34/2013/TT-BGTVT như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cục Hàng hải
...
2. Thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành hàng hải, quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam là thành viên, trong các lĩnh vực sau đây:
a) Bảo đảm an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong xây dựng cảng biển; quản lý, khai thác cảng biển;
b) An toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại vùng nước cảng biển, thủy nội địa và lãnh hải Việt Nam;
c) Quản lý, khai thác luồng hàng hải, hệ thống trợ giúp hàng hải; thông báo hàng hải;
d) Hoạt động thông tin bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải;
đ) Hoạt động kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải;
e) Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển;
g) Hoạt động của hoa tiêu hàng hải;
h) Đào tạo, huấn luyện, thi, sát hạch, cấp chứng chỉ chuyên môn đối với thuyền viên và hoa tiêu hàng hải;
i) Hoạt động đăng ký tàu biển và bố trí thuyền viên;
k) Hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ hàng hải;
l) Hoạt động trục vớt tài sản chìm đắm ở biển và trong vùng nước cảng biển.
...
Theo đó, Thanh tra Cục Hàng hải có nhệm vụ thanh đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành hàng hải, quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam là thành viên, trong các lĩnh vực sau đây:
- Bảo đảm an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong xây dựng cảng biển; quản lý, khai thác cảng biển;
- An toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại vùng nước cảng biển, thủy nội địa và lãnh hải Việt Nam;
- Quản lý, khai thác luồng hàng hải, hệ thống trợ giúp hàng hải; thông báo hàng hải;
- Hoạt động thông tin bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải;
- Hoạt động kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải;
- Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển;
- Hoạt động của hoa tiêu hàng hải;
- Đào tạo, huấn luyện, thi, sát hạch, cấp chứng chỉ chuyên môn đối với thuyền viên và hoa tiêu hàng hải;
- Hoạt động đăng ký tàu biển và bố trí thuyền viên;
- Hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ hàng hải;
- Hoạt động trục vớt tài sản chìm đắm ở biển và trong vùng nước cảng biển.
Ai có thẩm quyền quyết định biên chế của Thanh tra Cục Hàng hải?
Biên chế của Thanh tra Cục Hàng hải được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2013/TT-BGTVT như sau:
Tổ chức và biên chế của Thanh tra Cục Hàng hải
...
2. Biên chế của Thanh tra Cục Hàng hải thuộc biên chế hành chính của Cục Hàng hải Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao.
Theo đó, biên chế của Thanh tra Cục Hàng hải thuộc biên chế hành chính của Cục Hàng hải Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?