Thanh tra Bộ Giao thông vận tải là cơ quan thực hiện các chức năng gì? Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có các cơ quan đơn vị trực thuộc nào?
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải là cơ quan thực hiện các chức năng gì?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1309/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định vị trí và chức năng của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải như sau:
Vị trí và chức năng
1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ Giao thông vận tải; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
3. Thanh tra Bộ có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; được sử dụng con dấu của Bộ khi Chánh Thanh tra ký văn bản thừa lệnh Bộ trưởng.
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Bộ Giao thông vận tải, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về các vấn đề sau:
+ Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
+ Tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ Giao thông vận tải; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải là cơ quan thực hiện các chức năng gì? (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có các cơ quan đơn vị trực thuộc nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1309/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Thanh tra Bộ:
Lãnh đạo Thanh tra Bộ gồm Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra.
Số lượng Phó Chánh Thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Thanh tra Bộ.
Phó Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
b) Các tổ chức thuộc Thanh tra Bộ, gồm:
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Phòng Thanh tra 1);
- Phòng Thanh tra Hành chính (Phòng Thanh tra 2);
- Phòng Thanh tra Chuyên ngành (Phòng Thanh tra 3);
- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Phòng Thanh tra 4);
- Phòng Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Phòng Thanh tra 5).
Nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các phòng do Chánh Thanh tra Bộ quy định.
c) Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh, chức vụ, ngạch công chức của Thanh tra Bộ: Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Thanh tra viên các cấp được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật về thanh tra viên.
d) Việc giao Người phụ trách công tác kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Biên chế của Thanh tra Bộ thuộc biên chế công chức của Bộ Giao thông vận tải, do Bộ trưởng quyết định giao hàng năm.
Các cơ quan, tổ chức trực thuộc Thanh tra Bộ Giao thông vận tải bao gồm:
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Phòng Thanh tra 1);
- Phòng Thanh tra Hành chính (Phòng Thanh tra 2);
- Phòng Thanh tra Chuyên ngành (Phòng Thanh tra 3);
- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Phòng Thanh tra 4);
- Phòng Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Phòng Thanh tra 5).
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải trong công tác thanh tra, kiểm tra là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 1309/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải trong công tác thanh tra, kiểm tra như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Về công tác thanh tra, kiểm tra:
a) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập theo quy định;
b) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải;
c) Thanh tra, kiểm tra các vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải khi cần thiết;
đ) Quyết định thanh tra lại vụ việc thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao;
...
Như vậy, trong công tác thanh tra, kiểm tra thì Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có những nhiệm vụ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?