Thời hạn để các Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải trình đề cương chi tiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật là bao lâu?
- Thời hạn để các Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải trình đề cương chi tiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật là bao lâu?
- Thời hạn phản hồi đề cương chi tiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải là bao lâu?
- Thời gian lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ của Bộ Giao thông vận tải là bao lâu?
- Cơ quan tham mưu có trách nhiệm gì đối với dự thảo Thông tư của Bộ Giao thông vận tải?
Thời hạn để các Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải trình đề cương chi tiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 23 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ của cơ quan tham mưu trình
1. Đối với phê duyệt Đề cương chi tiết
a) Trường hợp cơ quan trình Đề cương chi tiết là các Cục:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình dự thảo Đề cương chi tiết, cơ quan tham mưu trình xem xét, nghiên cứu, trình Thứ trưởng phụ trách ký văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận Đề cương chi tiết. Trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do, hướng giải quyết;
b) Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo đồng thời là cơ quan tham mưu trình: cơ quan tham mưu trình soạn thảo Đề cương chi tiết trình Thứ trưởng phụ trách ký văn bản chấp thuận theo thời gian quy định trong Chương trình;
c) Mẫu văn bản chấp thuận Đề cương chi tiết quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo như quy định trên thì trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải phải xem xét, nghiên cứu và trình Thứ trưởng phụ trách ký văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đề cương chi tiết.
Thời hạn để các Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải trình đề cương chi tiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật là bao lâu?
Thời hạn phản hồi đề cương chi tiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 23 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ của cơ quan tham mưu trình
...
2. Tiếp nhận, xử lý dự thảo văn bản:
a) Trường hợp cơ quan soạn thảo là các Cục trình Bộ dự thảo văn bản, cơ quan tham mưu trình xem xét, nghiên cứu dự thảo văn bản, trường hợp không chấp thuận dự thảo văn bản thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phải có văn bản gửi trả lại cơ quan chủ trì soạn thảo trong đó nêu rõ lý do, yêu cầu cụ thể, hướng giải quyết;
b) Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo đồng thời là cơ quan tham mưu trình thì sau khi thực hiện quy định tại Điều 21 của Thông tư này, cơ quan tham mưu trình nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý, chỉnh lý dự thảo văn bản và tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều này trước khi trình Bộ trưởng.
Theo đó, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật không được chấp thuận thì Cục có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản gửi trả lại cơ quan chủ trì soạn thảo và nêu rõ lý do không chấp thuận, hướng giải quyết.
Thời gian lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ của Bộ Giao thông vận tải là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 23 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ của cơ quan tham mưu trình
...
3. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan tham mưu trình thực hiện như sau:
a) Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo, có văn bản gửi các cơ quan tham mưu thuộc Bộ để lấy ý kiến, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các cơ quan tham mưu thuộc Bộ, chỉnh lý dự thảo văn bản và báo cáo Thứ trưởng phụ trách để gửi văn bản xin ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; đối với dự thảo văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, của người dân thì phải gửi xin ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội chuyên ngành Giao thông vận tải;
Văn bản lấy ý kiến phải kèm theo: Dự thảo Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; bản đánh giá thủ tục hành chính (nếu văn bản có quy định thủ tục hành chính); báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có); bảng so sánh dự thảo văn bản và văn bản hiện hành, căn cứ, lý do sửa đổi, bổ sung (đối với dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung);
c) Gửi Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải và Cổng thông tin điện tử Chính phủ để đăng tải dự thảo văn bản trong thời gian ít nhất 60 ngày trước khi trình ký văn bản;
d) Tổng hợp giải trình các ý kiến góp ý; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản, gửi lại bảng tổng hợp, giải trình các ý kiến cho các cơ quan, tổ chức có ý kiến góp ý (trong trường hợp có yêu cầu); đồng thời, bổ sung vào hồ sơ trình dự thảo văn bản;
đ) Tổng hợp hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định;
e) Tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế;
g) Tổng hợp hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Theo như quy định trên thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan tham mưu thuộc Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản lấy kiến.
Cơ quan tham mưu có trách nhiệm gì đối với dự thảo Thông tư của Bộ Giao thông vận tải?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 23 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định nhiệm vụ cơ quan tham mưu đối với dự thảo Thông tư của Bộ Giao thông vận tải như sau:
- Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo, có văn bản gửi các cơ quan tham mưu thuộc Bộ để lấy ý kiến, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các cơ quan tham mưu thuộc Bộ, chỉnh lý dự thảo văn bản và báo cáo Thứ trưởng phụ trách để gửi văn bản xin ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài ngành Giao thông vận tải (nếu cần thiết), đối với dự thảo văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, của người dân thì phải gửi xin ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; đồng thời, gửi lấy ý kiến của các hiệp hội chuyên ngành Giao thông vận tải có liên quan đến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
Văn bản lấy ý kiến phải kèm theo: Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo Tờ trình Bộ trưởng; bảng so sánh dự thảo văn bản với văn bản hiện hành và căn cứ, lý do của việc sửa đổi, bổ sung (đối với dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung);
- Gửi Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải và Cổng thông tin điện tử Chính phủ để đăng tải dự thảo văn bản trong thời gian ít nhất 60 ngày trước khi trình ký văn bản;
- Tổng hợp ý kiến tham gia, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản; gửi lại bảng tổng hợp, giải trình các ý kiến cho các cơ quan, tổ chức có ý kiến góp ý (trong trường hợp có yêu cầu); gửi Vụ Pháp chế thẩm định.
Thông tư 26/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?