Thành phần tham gia Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm thi đua ngành Tư pháp gồm những ai? Hội nghị này thực hiện những nội dung nào?
Thành phần tham gia Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm thi đua ngành Tư pháp gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2267/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua như sau:
Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua
…
3. Thành phần tham dự theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Quy chế và người đại diện các tập thể được đề cử suy tôn danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua ngành Tư pháp”.
...
Theo đó tại khoản 3 Điều 9 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2267/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về Hội nghị phát động thi đua của Cụm, Khu vực thi đua như sau:
Hội nghị phát động thi đua của Cụm, Khu vực thi đua
…
3. Tham dự Hội nghị phát động thi đua của Cụm, Khu vực thi đua gồm: đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp; đại diện Vụ Thi đua - Khen thưởng Bộ Tư pháp; đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức Hội nghị, đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp (đối với Hội nghị của các Khu vực thi đua); thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị là thành viên của Cụm, Khu vực thi đua (Trong trường hợp Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là thành viên của Cụm, Khu vực vắng mặt thì uỷ quyền cho phó Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tham dự họp thay, cấp phó được uỷ quyền có đầy đủ các quyền hạn, nhiệm vụ như Thủ trưởng đơn vị).
…
Như vậy, theo quy định trên thì Thành phần tham gia Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm thi đua ngành Tư pháp gồm:
- Đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp;
- Đại diện Vụ Thi đua - Khen thưởng Bộ Tư pháp;
- Đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức Hội nghị, đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp (đối với Hội nghị của các Khu vực thi đua);
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị là thành viên của Cụm, Khu vực thi đua (Trong trường hợp Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là thành viên của Cụm, Khu vực vắng mặt thì uỷ quyền cho phó Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tham dự họp thay, cấp phó được uỷ quyền có đầy đủ các quyền hạn, nhiệm vụ như Thủ trưởng đơn vị).
- Người đại diện các tập thể được đề cử suy tôn danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua ngành Tư pháp”.
Thành phần tham gia Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm thi đua ngành Tư pháp gồm những ai? (Hình từ Internet)
Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm thi đua ngành Tư pháp thực hiện những nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 13 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2267/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua như sau:
Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua
…
4. Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua thực hiện các nội dung sau:
a) Cho ý kiến thông qua báo cáo tổng kết phong trào thi đua, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua của Cụm, Khu vực thi đua;
b) Báo cáo tham luận của một số tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua;
c) Giới thiệu những sáng kiến, mô hình mới, cách làm hay, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt để chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng trong Cụm, Khu vực thi đua;
d) Bình xét, suy tôn các danh hiệu thi đua;
e) Công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc cử Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua và bàn giao nhiệm vụ Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm thi đua ngành Tư pháp thực hiện những nội dung sau:
- Cho ý kiến thông qua báo cáo tổng kết phong trào thi đua, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua của Cụm, Khu vực thi đua;
- Báo cáo tham luận của một số tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua;
- Giới thiệu những sáng kiến, mô hình mới, cách làm hay, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt để chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng trong Cụm, Khu vực thi đua;
- Bình xét, suy tôn các danh hiệu thi đua;
- Công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc cử Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua và bàn giao nhiệm vụ Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua.
Việc Tổng kết thi đua của Cụm thi đua ngành Tư pháp phải được tiến hành xong khi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2267/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua như sau:
Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua
1. Kế hoạch Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua được gửi cho các thành viên của Cụm, Khu vực thi đua và Vụ Thi đua - Khen thưởng - cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.
2. Việc Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua được tiến hành xong trước ngày 10 tháng 11 hàng năm.
Như vậy, theo quy định trên thì việc Tổng kết thi đua của Cụm thi đua đua ngành Tư pháp phải được tiến hành xong trước ngày 10 tháng 11 hàng năm.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Đào tạo lái xe hạng B có phải lập báo cáo đăng ký sát hạch không? Đào tạo lái xe hạng B dùng mẫu báo cáo đăng ký sát hạch lái xe ra sao?
- Quy trình sát hạch lý thuyết lái xe hạng B1? Có được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết lái xe hạng B1 không?
- Tuyến xe buýt liên tỉnh là gì? Hành khách đi tuyến xe buýt liên tỉnh được mang hành lý trọng lượng bao nhiêu?
- Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan thế nào?
- Công văn 2589/VPCP-KGVX trình UNESCO đưa Võ cổ truyền Bình Định vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?