Tham vấn chính sách là gì? Hồ sơ chính sách để thực hiện tham vấn chính sách gồm dự thảo các tài liệu nào?

Tham vấn chính sách là gì? Hồ sơ chính sách để thực hiện tham vấn chính sách gồm dự thảo các tài liệu nào? Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề xuất chính sách phải có trách nhiệm giải trình đầy đủ ý kiến tham vấn chính sách không?

Tham vấn chính sách là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong phạm vi cả nước hoặc trong đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định tại Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
2. Chính sách là tập hợp các giải pháp cụ thể của Nhà nước để giải quyết một hoặc một số vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng.
3. Tham vấn chính sách là việc trao đổi trực tiếp giữa cơ quan lập đề xuất chính sách với cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham vấn theo quy định của Luật này nhằm lựa chọn giải pháp, hoàn thiện chính sách của dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
4. Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo khả năng ảnh hưởng của từng giải pháp nhằm lựa chọn phương án tối ưu, phù hợp với mục tiêu của chính sách.
...

Theo đó, tham vấn chính sách là việc trao đổi trực tiếp giữa cơ quan lập đề xuất chính sách với cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham vấn theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 nhằm lựa chọn giải pháp, hoàn thiện chính sách của dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tham vấn chính sách là gì? Hồ sơ chính sách để thực hiện tham vấn chính sách gồm dự thảo các tài liệu nào?

Tham vấn chính sách là gì? Hồ sơ chính sách để thực hiện tham vấn chính sách gồm dự thảo các tài liệu nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ chính sách để thực hiện tham vấn chính sách gồm dự thảo các tài liệu nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định về lấy ý kiến, tham vấn chính sách như sau:

Lấy ý kiến, tham vấn chính sách
...
b) Tổ chức hội nghị tham vấn Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với chính sách liên quan trực tiếp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách trong quá trình xây dựng chính sách.
...
Việc tham vấn chính sách đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện theo quy định của Chính phủ;
c) Nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, tham vấn chính sách.
2. Hồ sơ chính sách để lấy ý kiến, tham vấn chính sách gồm dự thảo các tài liệu sau đây:
a) Tờ trình;
b) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách;
c) Báo cáo rà soát các chủ trương, đường lối của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế có liên quan đến chính sách;
d) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách;
đ) Bản thuyết minh quy phạm hóa chính sách.
3. Đối với hồ sơ chính sách không do Chính phủ trình, cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm xin ý kiến Chính phủ. Hồ sơ chính sách gửi Chính phủ cho ý kiến gồm văn bản đề nghị cho ý kiến và các tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 31 của Luật này. Chính phủ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ chính sách.
...

Theo đó, hồ sơ chính sách để thực hiện tham vấn chính sách gồm dự thảo các tài liệu cụ thể như sau:

+ Tờ trình;

+ Báo cáo đánh giá tác động của chính sách;

+ Báo cáo rà soát các chủ trương, đường lối của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế có liên quan đến chính sách;

+ Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách;

+ Bản thuyết minh quy phạm hóa chính sách.

Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề xuất chính sách phải có trách nhiệm giải trình đầy đủ ý kiến tham vấn chính sách không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 15 Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định về tham vấn, lấy ý kiến chính sách đối với bộ, cơ quan ngang bộ như sau:

Tham vấn, lấy ý kiến chính sách đối với bộ, cơ quan ngang bộ
...
2. Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề xuất chính sách lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, trong đó phải lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp.
Bộ Ngoại giao có ý kiến về tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có ý kiến về bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh; Bộ Tài chính có ý kiến về nguồn tài chính; Bộ Nội vụ có ý kiến về việc phân quyền, phân cấp và nguồn nhân lực; Bộ Tư pháp có ý kiến về tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật.
3. Hồ sơ chính sách để tham vấn, lấy ý kiến được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề xuất chính sách có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến tham vấn, ý kiến góp ý để hoàn thiện chính sách.

Theo đó, Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề xuất chính sách phải có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến tham vấn, ý kiến góp ý để hoàn thiện chính sách.

Như vậy, Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề xuất chính sách phải có trách nhiệm phải giải trình đầy đủ ý kiến tham vấn chính sách để hoàn thiện chính sách.

Tham vấn chính sách
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tham vấn chính sách là gì? Hồ sơ chính sách để thực hiện tham vấn chính sách gồm dự thảo các tài liệu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tham vấn chính sách
Đoàn Phạm Khánh Trang Lưu bài viết
14 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào