Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là ai theo quy định?
- Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là ai theo quy định?
- Thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định như thế nào?
- Thời hạn giám định tư pháp trong trường hợp trưng cầu giám định trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định như thế nào?
Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là ai theo quy định?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định về giám định bổ sung, giám định lại và thành lập Hội đồng giám định tư pháp như sau:
Giám định bổ sung, giám định lại và thành lập Hội đồng giám định tư pháp
1. Việc giám định bổ sung, giám định lại thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Giám định tư pháp.
2. Thành lập Hội đồng giám định tư pháp:
a) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định;
b) Việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp.
Vụ Pháp chế có văn bản gửi đơn vị có liên quan đề nghị cử người tham gia hội đồng giám định tư pháp; tổng hợp danh sách và báo cáo Bộ trưởng xem xét đồng thời gửi Vụ Tổ chức cán bộ để tham mưu, trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định thành lập Hội đồng giám định tư pháp theo ý kiến của Bộ trưởng.
Hội đồng giám định tư pháp hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Giám định tư pháp.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định.
Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là ai theo quy định? (Hình từ Internet)
Thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định Việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp 2012.
Và, căn cứ Điều 30 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau:
- Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập Hội đồng để thực hiện giám định lại lần thứ hai. Hội đồng giám định gồm có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định. Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Giám định tư pháp 2012 như sau:
+ Trong trường hợp giám định tập thể về một lĩnh vực chuyên môn thì những người giám định cùng thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định đó; nếu có ý kiến khác thì giám định viên ghi ý kiến của mình vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó.
+ Trường hợp giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi người giám định thực hiện phần việc giám định thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình và chịu trách nhiệm cá nhân về phần kết luận giám định đó.
- Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.
Thời hạn giám định tư pháp trong trường hợp trưng cầu giám định trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 9 Điều 9 Thông tu 28/2024/TT-BKHĐT quy định thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư tối đa không quá 03 tháng, trừ trường hợp sau:
- Trường hợp vụ việc giám định có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trở lên hoặc có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc phụ thuộc vào kết quả giám định của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn giám định tối đa không quá 04 tháng.
- Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 26a Luật Giám định tư pháp 2012 được bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020, cụ thể:










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoa hậu phạm tội sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng bị phạt cao nhất mấy năm tù? Căn cứ quyết định hình phạt tù, hình phạt tiền?
- Những câu nói hay về tuổi học trò cấp 3? STT hay về học sinh cấp 3 ngắn gọn? Nhiệm vụ và Quyền của học sinh cấp 3?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thi công đấu nối tạm thời vào đường tỉnh? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm những gì?
- Lời chúc chia tay học sinh mầm non? Lời chia tay của cô giáo với học sinh mầm non? Khung kế hoạch thời gian năm học 24 25 theo Quyết định 2045 thế nào?
- Khi cải tạo lại nhà chung cư có cần lập kế hoạch dự kiến nguồn vốn để thực hiện dự án cải tạo không?