Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định như thế nào theo Thông tư 28?
- Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định như thế nào?
- Giám định tư pháp bổ sung, giám định tư pháp lại trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được thực hiện trong trường hợp nào?
- Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh về quản lý hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là gì?
Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 9 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phải lập hồ sơ giám định tư pháp theo đúng quy định tại Điều 33 Luật Giám định tư pháp 2012.
Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung, Quyết định trưng cầu lại (nếu có) và thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có);
- Văn bản cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
- Biên bản giao, nhận hồ sơ, tài liệu, đồ vật (nếu có);
- Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
- Quyết định thành lập Hội đồng giám định đối với trường hợp giám định lại lần thứ hai (nếu có);
- Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung, kết luận giám định lại (nếu có);
- Tài liệu khác liên quan (nếu có).
Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định như thế nào theo Thông tư 28? (Hình từ Internet)
Giám định tư pháp bổ sung, giám định tư pháp lại trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định giám định tư pháp bổ sung, giám định tư pháp lại lại trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau:
Giám định bổ sung, giám định lại và thành lập Hội đồng giám định tư pháp
1. Việc giám định bổ sung, giám định lại thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Giám định tư pháp.
2. Thành lập Hội đồng giám định tư pháp:
a) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định;
...
Theo đó, giám định tư pháp bổ sung, giám định tư pháp lại lại trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được thực hiện trong trường hợp sau:
- Việc giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
- Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.
Lưu ý:
Người trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người yêu cầu giám định quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh về quản lý hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là gì?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về quản lý hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư ở địa phương; phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương theo quy định tại Luật Giám định tư pháp 2012 và Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; công nhận, hủy bỏ công nhận danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại Luật Giám định tư pháp 2012 và Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT.
- Giới thiệu cá nhân, tổ chức ngoài danh sách đã được đăng tải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, phù hợp với đối tượng, nội dung giám định tư pháp.
- Cử giám định viên tư pháp và thực hiện việc giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư tại địa phương theo quy định. Tham mưu, thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Luật Giám định tư pháp 2012 và Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư ở địa phương.
- Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tư pháp trong việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về giám định tư pháp, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu viết bài văn nghị luận về hút thuốc lá? Yêu cầu cẩn đạt của kỹ năng thực hành viết văn nghị luận học sinh lớp 9 là gì?
- Đào tạo bồi dưỡng 10 000 giám đốc điều hành phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 ra sao?
- Link tham dự cuộc thi Tự hào Việt Nam chặng 2 năm 2025? Hướng dẫn tham gia cuộc thi chi tiết?
- Liên đoàn Địa chất Đông Bắc trực thuộc cơ quan nào? Có trụ sở tại đâu? 12 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- 03 Đoạn văn miêu tả về Dinh Độc Lập lớp 5 ngắn gọn? Lập dàn ý? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp tiểu học?