Thế nào là tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt? Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt dựa trên nguyên tắc nào?
Thế nào là tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình, hạng mục công trình đường sắt theo quy định của pháp luật về đường sắt và đất gắn với công trình đường sắt.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt có liên quan đến an ninh quốc gia là tài sản thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
3. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt có liên quan đến quốc phòng được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ các công trình quốc phòng và khu quân sự.
...
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình, hạng mục công trình đường sắt theo quy định của pháp luật về đường sắt và đất gắn với công trình đường sắt.
Thế nào là tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt? Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt dựa trên nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
Theo đó, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và các nguyên tắc sau đây:
+ Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ về hiện vật, giá trị; được tính hao mòn, khấu hao tài sản và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật.
+ Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này được thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống đường sắt, quy hoạch phát triển đường sắt, không vi phạm nguyên tắc điều hành thống nhất, tập trung, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, hiệu quả. Trường hợp khai thác một phần của từng tài sản thì phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc khai thác đối với phần tài sản còn lại.
+ Khi thực hiện giao khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này, trường hợp tài sản có liên quan đến quốc phòng phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng; trường hợp tài sản có liên quan đến an ninh quốc gia phải có ý kiến của Bộ Công an; trường hợp tài sản không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia thì Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý đường sắt, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt có trách nhiệm xác định tại hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản.
+ Trường hợp thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP mà làm ảnh hưởng đến các tài sản kết cấu hạ tầng khác có liên quan thì phải có ý kiến của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có liên quan đó và phải có giải pháp, xác định rõ trách nhiệm để khắc phục.
+ Việc khai thác đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo quy định; mọi hành vi vi phạm pháp luật về khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
+ Việc quản lý, sử dụng đối với đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan. Không thực hiện việc chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng đường sắt. Trường hợp thu hồi đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc thu hồi đất gắn với tài sản, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc xử lý đất, tài sản gắn liền với đất sau khi thu hồi thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; không thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Việc sử dụng quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Báo cáo kê khai có cần trong hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định về hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Hồ sơ quản lý tài sản gồm:
a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan; hồ sơ pháp lý về đất gắn với kết cấu hạ tầng đường sắt (nếu có) đối với trường hợp được cơ quan, người có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Báo cáo kê khai; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này.
c) Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này
...
Theo đó, hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cần phải có báo cáo kê khai.
Ngoài ra, hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cần phải có báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiến thức về 30 4? Kiến thức lịch sử cơ bản về ngày 30 4 trước thềm concert quốc gia? Trực tuyến lễ diễu binh diễu hành ngày 30 4?
- Vụ Pháp chế trực thuộc Bộ Nội vụ có chức năng tham mưu gì? Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm ra sao?
- Diễu binh tiếng Trung là gì? Xem diễu binh kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam trên kênh nào?
- 09 Điều cần lưu ý khi đi xem diễu binh diễu hành ngày 30 tháng 4 kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam?
- Kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài bao nhiêu năm? Xe tăng mang số hiệu bao nhiêu húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập?