Thẩm quyền phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý công ty tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước là của cơ quan nào?

Tôi muốn tìm hiểu thêm các quy định về quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý công ty trong doanh nghiệp 100% vốn nhà nước? Và hiện tại cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao này? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Thẩm quyền phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý công ty tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước là của cơ quan nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 52/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định, trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng như sau:

"3. Quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý công ty được xác định theo năm, tách riêng với quỹ tiền lương của người lao động, do công ty xây dựng và trình chủ sở hữu phê duyệt. Hàng tháng, người quản lý công ty được tạm ứng bằng 80% của số tiền lương, thù lao tạm tính cho tháng đó; số 20% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm."

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 52/2016/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng như sau:

"2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với công ty (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện chủ sở hữu)."

Như vậy quỹ tiền lương, thù lao người quản lý công ty doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sẽ do chủ sở hữu phê duyệt. Và cơ quan đại diện cho chủ sở hữu được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định trên.

Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (Hình từ Internet)

Qũy thù lao, tiền lương của người quản lý công ty trong doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được xác định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 15 và Điều 16 Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH (hướng dẫn nội dung Điều 6 Nghị định 52/2016/NĐ-CP) quy định xác định quỹ tiền lương, thù lao thực hiện như sau:

"Điều 15. Quỹ tiền lương thực hiện của người quản lý chuyên trách
1. Quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở số người quản lý công ty chuyên trách thực tế (tính bình quân) và mức tiền lương bình quân thực hiện gắn với mức độ thực hiện chỉ tiêu bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nộp ngân sách, năng suất lao động, lợi nhuận hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ, nhiệm vụ (thay cho chỉ tiêu lợi nhuận) quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư này như sau:
a) Công ty bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nộp ngân sách theo quy định, lợi nhuận thực hiện bằng lợi nhuận kế hoạch thì mức tiền lương bình quân thực hiện được xác định bằng mức tiền lương bình quân kế hoạch.
b) Công ty bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nộp ngân sách theo quy định, năng suất lao động bình quân thực hiện không thấp hơn kế hoạch và lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch thì cứ 1% lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch, mức tiền lương bình quân thực hiện được tính thêm tối đa bằng 1%, nhưng tối đa không quá 20% so với mức tiền lương bình quân kế hoạch. Trường hợp năng suất lao động bình quân thực hiện thấp hơn kế hoạch thì công ty giảm trừ tiền lương theo nguyên tắc: cứ giảm 1% năng suất lao động bình quân thực hiện so với kế hoạch thì giảm trừ 0,5% mức tiền lương bình quân thực hiện.
Đối với công ty quy định tại điểm b nêu trên có lợi nhuận thực hiện bằng hoặc cao hơn so với thực hiện của năm trước liền kề, nhưng mức tiền lương bình quân thực hiện thấp hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân thực hiện được tính bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.
c) Công ty có lợi nhuận thực hiện giảm so với lợi nhuận kế hoạch thì cứ 1% lợi nhuận thực hiện giảm so với kế hoạch, phải giảm trừ mức tiền lương bình quân thực hiện bằng 1% so với mức tiền lương bình quân kế hoạch. Trường hợp lợi nhuận thực hiện giảm và thấp hơn lợi nhuận thấp nhất theo từng lĩnh vực khi xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư này thì mức tiền lương bình quân thực hiện chỉ được tính theo hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung quy định tương ứng với lợi nhuận nêu tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
d) Công ty không có lợi nhuận hoặc lỗ hoặc giảm lỗ so với kế hoạch thì mức tiền lương bình quân thực hiện được xác định theo quy định tại Khoản 4, 5 và Khoản 6 Điều 10 Thông tư này.
2. Công ty phải đánh giá lại việc thực hiện các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch để loại trừ khi xác định quỹ tiền lương thực hiện theo Khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện và tiền lương đã tạm ứng cho người quản lý, công ty xác định quỹ tiền lương còn lại. Trường hợp công ty đã tạm ứng cho người quản lý vượt quá quỹ tiền lương thực hiện thì phải hoàn trả phần tiền lương đã tạm ứng vượt ngay trong năm.
Điều 16. Quỹ thù lao thực hiện của người quản lý công ty không chuyên trách
1. Quỹ thù lao thực hiện được xác định trên cơ sở số người quản lý công ty không chuyên trách thực tế tại các thời điểm trong năm, thời gian làm việc, mức tiền lương thực hiện của người quản lý công ty chuyên trách và tỷ lệ thù lao do công ty xác định theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Căn cứ quỹ thù lao thực hiện và thù lao đã tạm ứng cho người quản lý, công ty xác định quỹ thù lao còn lại. Trường hợp công ty đã tạm ứng cho người quản lý vượt quá quỹ thù lao thực hiện thì phải hoàn trả phần thù lao đã tạm ứng vượt ngay trong năm."

Việc trả thù lao, tiền lương tiền thưởng cho người quản lý công ty trong doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH (hướng dẫn nội dung Điều 8 Nghị định 52/2016/NĐ-CP) quy định trả lương, thù lao, tiền thưởng như sau:

"1. Việc trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý được thực hiện theo quy chế trả lương, thù lao, tiền thưởng của công ty.
2. Quy chế trả lương, thù lao, quy chế thưởng do công ty xây dựng gắn với mức độ đóng góp vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát của người quản lý, bảo đảm quy định của pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch, có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty và có ý kiến chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện."
Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong doanh nghiệp 100% vốn nhà nước người được thuê làm giám đốc có cần báo cáo những khó khăn trong quá trình thực hiện công việc không?
Pháp luật
Thẩm quyền giao tài sản cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ địa phương là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ do ai quyết định?
Pháp luật
Để xây dựng lại trụ sở doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì có cần phải xin ý kiến của Chủ tịch công ty hay không?
Pháp luật
Thẩm quyền phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý công ty tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước là của cơ quan nào?
Pháp luật
Quy trình thực hiện giải thể đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được thực hiện ra sao? Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết đề nghị giải thể của doanh nghiệp?
Pháp luật
Các thành viên trong doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có thể kiêm nhiệm chức vụ Phó giám đốc và Phó tổng giám đốc được hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước muốn giải thể cần đáp ứng những điều kiện nào? Quy trình thực hiện giải thể đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được thực hiện ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
5,307 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào