Khi phát hiện hàng hóa gây thiệt hại sức khỏe của người tiêu dùng thì trong bao lâu cá nhân kinh doanh phải thông báo công khai thu hồi?
- Hàng hóa gây thiệt hại sức khỏe của người tiêu dùng có phải hàng hóa có khuyết tật không?
- Khi phát hiện hàng hóa gây thiệt hại sức khỏe của người tiêu dùng thì trong bao lâu cá nhân kinh doanh phải thông báo công khai thu hồi?
- Trường hợp cá nhân kinh doanh cố tình không công khai mà vẫn kinh doanh hàng hóa gây thiệt hại sức khỏe của người tiêu dùng thì bị xử lý như thế nào?
Hàng hóa gây thiệt hại sức khỏe của người tiêu dùng có phải hàng hóa có khuyết tật không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định như sau:
Thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng;
b) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng;
c) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng thì áp dụng các quy định đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A.
Như vậy, theo quy định trên ta có thể hiểu hàng hóa gây thiệt hại sức khỏe của người tiêu dùng là hàng hóa có khuyết tật thuộc nhóm A theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
Hàng hóa gây thiệt hại sức khỏe của người tiêu dùng có phải hàng hóa có khuyết tật không? (Hình từ internet)
Khi phát hiện hàng hóa gây thiệt hại sức khỏe của người tiêu dùng thì trong bao lâu cá nhân kinh doanh phải thông báo công khai thu hồi?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 55/2024/NĐ-CP có quy định:
Trách nhiệm công khai, thông báo công khai việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật thuộc nhóm A theo quy định tại điểm a khoản 1 hoặc điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ thời điểm phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật hoặc nhận được yêu cầu thu hồi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiến hành các trách nhiệm công khai và thông báo công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật thuộc nhóm B theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật hoặc nhận được yêu cầu thu hồi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiến hành trách nhiệm công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn tiến hành các trách nhiệm công khai, thông báo công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện việc công khai, thông báo công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo thời hạn quy định của pháp luật khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Trường hợp hàng hóa có khuyết tật thuộc nhóm A theo quy định tại điểm a khoản 1 hoặc điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, cụ thể ở đây là hàng hóa gây thiệt hại sức khỏe của người tiêu dùng thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ thời điểm phát hiện ra hàng hóa có khuyết tật hoặc nhận được yêu cầu thu hồi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiến hành các trách nhiệm công khai và thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó theo quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
Trường hợp cá nhân kinh doanh cố tình không công khai mà vẫn kinh doanh hàng hóa gây thiệt hại sức khỏe của người tiêu dùng thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 59 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 24/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Hành vi vi phạm về trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc công khai, thông báo công khai hoặc công khai, thông báo công khai không đầy đủ nội dung theo quy định về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó;
b) Không thực hiện báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trước và sau khi thực hiện việc thu hồi sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không kịp thời tiến hành các biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp và thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường theo quy định;
b) Không thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật;
c) Không thực hiện đúng việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo nội dung đã báo cáo, thông báo công khai hoặc không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này trong trường hợp việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều này, bao gồm cả hành vi vi phạm quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều này được thực hiện trong trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.
Như vậy, đối với trường hợp cá nhân kinh doanh cố tình không công khai mà vẫn kinh doanh hàng hóa gây thiệt hại sức khỏe của người tiêu dùng thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Đồng thời, do hàng hóa gây thiệt hại sức khỏe của người tiêu dùng được xếp vào nhóm hàng hóa có khuyết tật nhóm A, nên ngoài hình phạt chính, còn bị áp dụng hình phạt bổ sung thêm là phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm trên trong trường hợp việc thu hồi hàng hóa gây thiệt hại sức khỏe của người tiêu dùng được tiến hành trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ đồ bộ máy cấp tỉnh xã sau sáp nhập tỉnh xã 2025 theo Quyết định 759? Sơ đồ tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp?
- Nghỉ hưu trước tuổi: CBCC cấp xã không được hưởng chính sách tại Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 trong trường hợp nào?
- Lễ Diễu binh: Những biện pháp nào có thể triển khai để bảo đảm trật tự công cộng trong buổi Lễ Diễu binh ngày 30 tháng 4?
- Sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang theo Nghị quyết 60 năm 2025 dự kiến tên gọi mới là gì?
- 5 Mẫu đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá điện tử? Học sinh trung học cơ sở được hút thuốc lá điện tử không?