Thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thuộc về cơ quan nào?
- Phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công bao gồm những nội dung nào?
- Nội dung thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập được quy định như thế nào?
- Thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thuộc về cơ quan nào?
Phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về nội dung phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công như sau:
Nội dung phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
1. Tóm tắt đặc điểm, tình hình xây dựng, các mốc tiến độ chặn dòng, vượt lũ, tiến độ thi công của đập, hồ chứa nước và các hạng mục công trình có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai.
2. Dự kiến tình huống mất an toàn đập, hồ chứa nước, vùng hạ du và giải pháp ứng phó.
3. Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án.
Theo đó, nội dung phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công bao gồm:
Tóm tắt đặc điểm, tình hình xây dựng, các mốc tiến độ chặn dòng, vượt lũ, tiến độ thi công của đập, hồ chứa nước và các hạng mục công trình có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai.
Bên cạnh đó nội dung phương án cũng bao gồm dự kiến tình huống mất an toàn đập, hồ chứa nước, vùng hạ du và giải pháp ứng phó và nguồn lực để tổ chức thực hiện phương án.
Công trình, vùng hạ du đập (Hình từ Internet)
Nội dung thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công như sau:
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
...
2. Nội dung thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Kiểm tra cơ sở pháp lý của hồ sơ trình phê duyệt thẩm định;
b) Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng lập phương án;
c) Nhận xét, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và dự thảo phương án.
...
Theo đó, nội dung thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập bao gồm:
- Kiểm tra cơ sở pháp lý của hồ sơ trình phê duyệt thẩm định;
- Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng lập phương án;
- Nhận xét, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và dự thảo phương án.
Thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công như sau:
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
...
5. Thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc một huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn, trừ quy định tại điểm a, điểm b khoản này; phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Theo đó, trường hợp khi phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã thì thẩm quyền phê duyệt thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc một huyện.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện nêu trên.
Đồng thời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng sẽ phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 12 âm là bao nhiêu dương? 26 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 26 tháng Chạp được nghỉ Tết chưa?
- Mức thu lệ phí trước bạ ô tô 2025 là bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp lệ phí trước bạ ô tô?
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?