Thẩm quyền hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự? Có được khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự?
Cơ quan nào có thẩm quyền hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự?
Căn cứ theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm
1. Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ; phê chuẩn, không phê chuẩn các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi cần thiết, đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thực hiện.
3. Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố vụ án hình sự.
4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự.
5. Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.
6. Hủy bỏ quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật này nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.
Bên cạnh đó, tại Điều 161 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự
1. Khi thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ và trái pháp luật;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cụ thể:
(1) Khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm: Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
(2) Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự: Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ và trái pháp luật.
Thẩm quyền hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự? Có được khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự? (Hình từ Internet)
Có được khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự?
Căn cứ vào khoản 3 điều 158 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.
Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự là gì?
Căn cứ vào Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự) quy định căn cứ không khởi tố vụ án hình sự bao gồm:
- Không có sự việc phạm tội;
- Hành vi không cấu thành tội phạm;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Tội phạm đã được đại xá;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
- Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự 2015 mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đội Thiếu niên Tiền phong được mang tên Bác Hồ từ khi nào? Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh học sinh được nghỉ học không?
- Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang trường đại học tư thục tên gì theo Quyết định 848?
- Nhựa gia dụng là gì? Thông tư 29 quy định về ngành công nghiệp sản xuất nhựa áp dụng với cơ sở sản xuất nhựa gia dụng thế nào?
- Bộ Công thương là cơ quan gì? 05 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về an toàn kỹ thuật công nghiệp có nội dung thế nào?
- Bộ Quốc phòng có phải cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia hay không?