Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện gì? Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định như thế nào?
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là gì?
Căn cứ vào Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Bên cạnh đó, Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 cũng quy định về tiêu chuẩn Thẩm phán như sau:
Tiêu chuẩn Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải đáp ứng các tiêu chuẩn Thẩm phán như sau:
+ Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
+ Có trình độ cử nhân luật trở lên.
+ Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
+ Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Người có đủ tiêu chuẩn nêu trên và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
+ Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
+ Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
+ Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 72 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quốc hội xem xét và ra Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
5. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
+ Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.
+ Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
+ Quốc hội xem xét và ra Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
+ Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định ra sao?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định về hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Theo đề nghị của Hội đồng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Hồ sơ trình gồm có Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, biên bản phiên họp của Hội đồng, Nghị quyết phiên họp của Hội đồng, hồ sơ cá nhân của người được xem xét, tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các tài liệu liên quan khác.
Như vậy, hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
+ Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
+ Biên bản phiên họp của Hội đồng;
+ Nghị quyết phiên họp của Hội đồng;
+ Hồ sơ cá nhân của người được xem xét, tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
+ Các tài liệu liên quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện? Định hướng sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch như thế nào?
- Cá nhân được bảo lưu quyền dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong vòng bao lâu?
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến tán thành? Nhiệm vụ học sinh các cấp là gì?
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá phải đảm bảo nguyên tắc không gây thiệt hại đến những lợi ích nào?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 1 là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 1?