Ứng xử tại cơ quan của Thẩm phán được quy định như thế nào? Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định dựa trên cơ sở nào?
Ứng xử tại cơ quan của Thẩm phán được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018, ứng xử tại cơ quan của Thẩm phán được quy định như sau:
Những việc Thẩm phán phải làm:
- Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình;
- Giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, đơn vị; tôn trọng và thực hiện quy chế dân chủ của cơ quan; phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ;
- Tích cực thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các quy định khác về cán bộ, công chức và thi hành công vụ;
- Chấp hành quyết định hành chính của người lãnh đạo, quản lý. Khi thực hiện quyết định hành chính của người lãnh đạo, quản lý, nếu có căn cứ cho rằng quyết định đó là vi phạm pháp luật hoặc không phù hợp với thực tế thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định;
+ Trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thực hiện quyết định đó gây ra;
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, quy định, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị;
- Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của lãnh đạo và đồng nghiệp; hợp tác với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Những việc Thẩm phán không được làm:
- Thực hiện không đúng thẩm quyền, lạm quyền, vượt quyền;
- Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác;
- Trù dập, lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến danh dự, uy tín của cán bộ, công chức.
Ứng xử tại cơ quan của Thẩm phán được quy định như thế nào? Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ Điều 3 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 quy định như sau:
Tính độc lập
1. Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định trên cơ sở đánh giá của mình về tình tiết vụ việc, chứng cứ và chỉ tuân theo pháp luật; giữ gìn bản lĩnh nghề nghiệp để không bị tác động từ bất kỳ sự can thiệp nào.
2. Thẩm phán phải độc lập với các thành viên của Hội đồng xét xử; độc lập với những người tiến hành tố tụng khác; độc lập với các yếu tố tác động từ trong nội bộ và bên ngoài Tòa án.
3. Thẩm phán không được can thiệp vào hoạt động tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác.
Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định trên cơ sở đánh giá của mình về tình tiết vụ việc, chứng cứ và chỉ tuân theo pháp luật; giữ gìn bản lĩnh nghề nghiệp để không bị tác động từ bất kỳ sự can thiệp nào.
Lưu ý:
- Thẩm phán phải độc lập với các thành viên của Hội đồng xét xử; độc lập với những người tiến hành tố tụng khác; độc lập với các yếu tố tác động từ trong nội bộ và bên ngoài Tòa án.
- Thẩm phán không được can thiệp vào hoạt động tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác.
Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ theo những tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định:
Tiêu chí phân công giải quyết án
Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
1. Số lượng, tính chất phức tạp của vụ việc được phân công cho các Thẩm phán giải quyết trong 01 năm tại mỗi Tòa án là tương đương nhau.
2. Phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm xét xử, giải quyết loại vụ việc đó. Đối với vụ việc có người tham gia tố tụng là người chưa thành niên thì phân công Thẩm phán là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.
3. Phù hợp với vị trí công tác, chức vụ Thẩm phán đang đảm nhiệm.
4. Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán chuyên trách; Thẩm phán trong Tòa chuyên trách thuộc lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên phân công giải quyết vụ việc thuộc lĩnh vực đó.
5. Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện được phân công giải quyết án theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao quy định. Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác.
Theo đó, việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ theo những tiêu chí sau:
- Số lượng, tính chất phức tạp của vụ việc;
- Phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm xét xử; giải quyết loại vụ án;
- Phù hợp với vị trí công tác, chức vụ Thẩm phán đang đảm nhiệm.
Lưu ý:
- Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán chuyên trách; Thẩm phán trong Tòa chuyên trách thuộc lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên phân công giải quyết vụ việc thuộc lĩnh vực đó.
- Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện được phân công giải quyết án theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao quy định.
+ Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?