Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy? Bảng lương Thẩm phán?
- Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy? Bảng lương Thẩm phán?
- Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung như thế nào?
- Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp nào?
Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy? Bảng lương Thẩm phán?
Hiện nay, Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát loại A2 ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, cụ thể như sau:
Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mới nhất hiện nay được quy định như sau:
Bậc lương | Hệ số | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 1 | 4,40 | 7.920.000 |
Bậc 2 | 4,74 | 8.532.000 |
Bậc 3 | 5,08 | 9.144.000 |
Bậc 4 | 5,42 | 9.756.000 |
Bậc 5 | 5,76 | 10.368.000 |
Bậc 6 | 6,10 | 10.980.000 |
Bậc 7 | 6,44 | 11.592.000 |
Bậc 8 | 6,78 | 12.204.000 |
Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung như thế nào?
Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung được quy định tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Tiêu chuẩn Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung sau đây:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy? Bảng lương Thẩm phán? (Hình từ Internet)
Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp nào?
Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Cách chức Thẩm phán
1. Thẩm phán đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án;
b) Vi phạm quy định tại Điều 77 của Luật này;
c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
d) Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán;
đ) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án;
- Vi phạm quy định tại Điều 77 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Những việc Thẩm phán không được làm
1. Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.
4. Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.
- Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
- Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán;
- Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Bên cạnh đó, theo Điều 83 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về thủ tục cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội như sau:
Thủ tục miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán
1. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét những trường hợp miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Việc phê chuẩn, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện theo quy định tại Điều 72 của Luật này.
3. Theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?