Tết Hàn Thực bắt nguồn từ đâu? Tết Hàn Thực tiếng Anh là gì? Tết Hàn Thực vào ngày nào, có phải lễ lớn không?
Tết Hàn Thực bắt nguồn từ đâu? Tết Hàn Thực tiếng Anh là gì? Tết Hàn Thực vào ngày nào, có phải lễ lớn không?
Tết Hàn Thực tiếng Anh gọi là Cold Food festival. Đây là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, gắn liền với câu chuyện cảm động về lòng trung thành của Giới Tử Thôi.
Vào thời Xuân Thu (770 - 221 TCN), vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn lạc, phải bỏ nước lưu vong. Trong lúc nguy khốn, có Giới Tử Thôi hết lòng phò tá vua. Một lần, khi lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi đã cắt thịt đùi mình để nấu canh dâng vua. Vua Tấn Văn Công cảm động vô cùng. Sau khi giành lại được ngôi vị, vua Tấn Văn Công ban thưởng cho những người có công. Tuy nhiên, Giới Tử Thôi từ chối và đưa mẹ vào núi Mê Sơn ở ẩn.
Vua Tấn Văn Công đến mời Giới Tử Thôi nhưng ông không ra. Vua hạ lệnh đốt rừng để ép Giới Tử Thôi ra, nhưng hai mẹ con ông chết cháy. Vua Tấn Văn Công hối hận, lập miếu thờ Giới Tử Thôi và ra lệnh cho người dân kiêng dùng lửa trong 3 ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội để tưởng nhớ ông.
Tết Hàn Thực 2025 rơi vào Thứ Hai ngày 31/3/2025 dương lịch (tức ngày mùng 3/3/2025 âm lịch).
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, Tết Hàn Thực 3 3 không nằm trong danh sách các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
Tết Hàn Thực bắt nguồn từ đâu? Tết Hàn Thực tiếng Anh là gì? Tết Hàn Thực vào ngày nào, có phải lễ lớn không? (Hình từ Internet)
Tết Hàn Thực người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương đúng không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Tết Hàn Thực không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Theo đó, nếu Tết Hàn thực trúng vào ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải làm việc và không được nghỉ.
Tuy nhiên, người lao động có thể được phép nghỉ nếu chính sách công ty có quy định được nghỉ lễ trong ngày Tết Hàn Thực.
Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào Tết Hàn Thực thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có phải công khai diện tích đất chưa cho thuê không?
- An toàn lao động là gì? Người lao động có những quyền lợi gì trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ BHXH có bị trích 10% thuế TNCN khi làm hợp đồng thuê khoán không?
- Thuyết minh về ngôi trường em đang học ngắn gọn? Dàn ý thuyết minh về ngôi trường em đang học chi tiết?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được xác định trên cơ sở nguyên tắc phân định thẩm quyền như thế nào?