Tên tiếng Việt của cơ sở giáo dục cao đẳng đã gắn tại Trụ sở thì có cần gắn tại phân hiệu của nhà trường nữa không?
- Cơ sở giáo dục cao đẳng được hiểu như thế nào?
- Nguyên tắc đặt tên đối với cơ sở giáo dục cao đẳng được quy định như thế nào? Tên tiếng Việt của cơ sở giáo dục cao đẳng đã gắn tại Trụ sở thì có cần gắn tại phân hiệu của nhà trường nữa không?
- Tổ chức, thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể tổ chức của trường cao đẳng sư phạm diễn ra như thế nào?
Cơ sở giáo dục cao đẳng được hiểu như thế nào?
Căn cứ vào khoản 12 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 thì:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
12. Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
…
Đồng thời căn cứ theo Điều 35 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:
Các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Như vậy, Cao đẳng là hình thức giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Từ các quy định trên, ta có thể hiểu cơ sở giáo dục cao đẳng là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Cơ sở giáo dục cao đẳng được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)
Nguyên tắc đặt tên đối với cơ sở giáo dục cao đẳng được quy định như thế nào? Tên tiếng Việt của cơ sở giáo dục cao đẳng đã gắn tại Trụ sở thì có cần gắn tại phân hiệu của nhà trường nữa không?
Đối với cơ sở giáo dục cao đẳng căn cứ khoản 1 khoản 2 khoản 3 Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT có quy định:
Nguyên tắc đặt tên, đổi tên trường cao đẳng sư phạm
1. Tên bằng tiếng Việt của trường cao đẳng sư phạm gồm các cụm từ sau:
a) Cụm từ xác định loại trường: Trường Cao đẳng Sư phạm;
b) Cụm từ “trung ương” nếu là trường trực thuộc các bộ, ngành trung ương;
c) Cụm từ xác định tên riêng: tên địa phương, tên danh nhân văn hóa, lịch sử, tên cá nhân, tổ chức (nếu có) và tên riêng khác. Cụm từ xác định tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính của trường. Việc đặt tên riêng của trường không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của trường khác đã thành lập trước đó, bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ, không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; không được gây nhầm lẫn về đẳng cấp, thứ hạng trường, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường.
2. Tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, đúng nghĩa tên tiếng Việt, phải sử dụng các thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế, không dịch tên cá nhân.
3. Tên bằng tiếng Việt của trường cao đẳng sư phạm được ghi trong quyết định thành lập, con dấu, biển hiệu, các văn bản, giấy tờ giao dịch của trường và được gắn tại trụ sở chính, phân hiệu của trường.
Như vậy, việc đặt tên trường đối với cơ sở giáo dục cao đẳng như sau:
- Tên bằng tiếng Việt của trường cao đẳng sư phạm gồm các cụm từ sau:
+ Cụm từ xác định loại trường: Trường Cao đẳng Sư phạm;
+ Cụm từ “trung ương” nếu là trường trực thuộc các bộ, ngành trung ương;
+ Cụm từ xác định tên riêng: tên địa phương, tên danh nhân văn hóa, lịch sử, tên cá nhân, tổ chức (nếu có) và tên riêng khác.
+ Cụm từ xác định tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính của trường. Việc đặt tên riêng của trường không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của trường khác đã thành lập trước đó, bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ, không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; không được gây nhầm lẫn về đẳng cấp, thứ hạng trường, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường.
- Ngoài ra, Tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, đúng nghĩa tên tiếng Việt, phải sử dụng các thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế, không dịch tên cá nhân.
- Đồng thời, tên bằng tiếng Việt của trường cao đẳng sư phạm được ghi trong quyết định thành lập, con dấu, biển hiệu, các văn bản, giấy tờ giao dịch của trường và được gắn tại trụ sở chính, phân hiệu của trường.
Cho nên đối với cơ sở giáo dục cao đẳng thì tên tiếng Việt của cơ sở giáo dục cao đẳng đã gắn tại Trụ sở thì cần phải gắn tại phân hiệu của nhà trường của cơ sở giáo dục cao đẳng đó.
Tổ chức, thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể tổ chức của trường cao đẳng sư phạm diễn ra như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 23/2022/TT-BGDDT có quy định:
Tổ chức, thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể tổ chức của trường cao đẳng sư phạm
1. Tổ chức của trường cao đẳng sư phạm bao gồm:
a) Hội đồng trường;
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
c) Các phòng chức năng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Các khoa, bộ môn;
đ) Hội đồng khoa học và đào tạo và các hội đồng tư vấn khác (nếu có);
e) Trường thực hành hoặc cơ sở thực hành (nếu có);
g) Phân hiệu, tổ chức nghiên cứu và phát triển; đơn vị sự nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
2. Việc thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng sư phạm thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
3. Việc thành lập, giải thể các đơn vị, tổ chức trực thuộc, thuộc trường cao đẳng sư phạm, quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, tổ chức được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định tại Điều lệ này và phải được cụ thể hóa trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Như vậy việc Tổ chức, thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể cơ sở giáo dục cao đẳng cao đẳng diễn ra như sau:
- Về việc tổ chức của trường cao đẳng sư phạm bao gồm:
+ Hội đồng trường;
+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
+ Các phòng chức năng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Các khoa, bộ môn;
+ Hội đồng khoa học và đào tạo và các hội đồng tư vấn khác (nếu có);
+ Trường thực hành hoặc cơ sở thực hành (nếu có);
+ Phân hiệu, tổ chức nghiên cứu và phát triển; đơn vị sự nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
- Về việc thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng sư phạm thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
- Về việc thành lập, giải thể các đơn vị, tổ chức trực thuộc, thuộc trường cao đẳng sư phạm, quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, tổ chức được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định tại Điều lệ này và phải được cụ thể hóa trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tập sự luật sư có được ký email tư vấn khách hàng không? Tập sự luật sư có thể làm gì theo quy định pháp luật?
- Bộ ảnh bìa mạng xã hội chào mừng ngày 30 4? Việc tuyên truyền trên mạng xã hội về ngày 30 4 được quy định ra sao?
- Người vi phạm giao thông bị xử phạt có thể xin trả góp được không? Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp nào thì không cần lập biên bản?
- Xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện gắn với gì? Kế hoạch xây dựng lại nhà chung cư cần dự kiến thời gian thực hiện dự án không?
- Khai thác khoáng sản ở vùng dân tộc thiểu số thì loại đất này có thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?