Tên phụ gia sử dụng cho cơm dừa sấy khô là gì? Việc ghi nhãn tên sản phẩm cơm dừa sấy khô phải tuân thủ những gì?

Cho hỏi về kích cỡ cơm dừa sấy khô được phân ra như thế nào? Thành phần chính và chỉ tiêu chất lượng cơm dừa sấy khô cần đảm bảo các quy định ra sao? Và tên phụ gia sử dụng cho cơm dừa sấy khô là gì? Việc ghi nhãn tên sản phẩm cơm dừa sấy khô phải tuân thủ những gì? Chị Thảo đến từ Đồng Nai đặt câu hỏi.

Kích cỡ cơm dừa sấy khô được phân ra như thế nào?

Theo quy định tại Mục 2.1.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9763:2013 (CODEX STAN 177-1991, REV.1-2011) về Cơm dừa sấy khô giải thích cơm dừa sấy khô như sau:

Cơm dừa sấy khô là sản phẩm:
a) được chế biến từ cùi dừa tươi màu trắng lấy ra từ quả dừa nguyên vẹn (Cocos Nucifera L.) đã phát triển đến độ thích hợp cho chế biến, không trích ly dầu theo quy định tại 3.2.4 (c);
b) được chế biến bằng phương pháp thích hợp như: bóc vỏ xơ, tách vỏ cứng (gáo dừa), gọt bỏ lớp vỏ nâu của cùi dừa, rửa, nghiền, sấy khô và phân loại (bằng rây).
c) được mô tả tại 2.1.1 (a) và 2.1.1 (b) nhưng đã tách bớt một phần dầu, theo quy định tại 3.2.4 (c), bằng phương pháp vật lý phù hợp.

Đồng thời tại Mục 2.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9763:2013 (CODEX STAN 177-1991, REV.1-2011) về Cơm dừa sấy khô có quy định kích cỡ của cơm dừa sấy khô như sau:

Theo cỡ hạt cơm dừa sấy khô được phân ra như sau:

- Cơm dừa sấy khô siêu mịn: không dưới 90 % khối lượng cơm dừa sấy khô loại này dễ dàng lọt qua rây lỗ vuông 0,85 mm, trong đó tối đa 25 % khối lượng lọt qua rây lỗ vuông 0,50 mm.

- Cơm dừa sấy khô mịn: không dưới 80 % khối lượng cơm dừa sấy khô loại này lọt qua rây lỗ vuông 1,40 mm, trong đó tối đa 20 % khối lượng lọt qua rây lỗ vuông 0,71 mm.

- Cơm dừa sấy khô mịn trung bình: không dưới 90 % khối lượng cơm dừa sấy khô loại này lọt qua rây lỗ vuông 2,80 mm, trong đó tối đa 20 % khối lượng lọt qua rây lỗ vuông 1,40 mm.

- Cơm dừa sấy khô kích cỡ khác: tất cả các loại khác như “các mảnh được cắt/nạo theo hình trang trí" hoặc được cắt/nạo theo dạng đặc thù (mảnh mỏng, mỏng và dài, hình trang trí đặc biệt, dài, tiêu chuẩn v.v...).

Cơm dừa sấy khô

Cơm dừa sấy khô (Hình từ Internet)

Thành phần chính và chỉ tiêu chất lượng cơm dừa sấy khô cần đảm bảo các quy định ra sao?

Về thành phần chính và chỉ tiêu chất lượng theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9763:2013 (CODEX STAN 177-1991, REV.1-2011) về Cơm dừa sấy khô quy định cụ thể như sau:

Thành phần chính và chỉ tiêu chất lượng
3.1. Thành phần
3.1.1. Thành phần cơ bản
Sản phẩm được quy định tại 2.1.
3.2. Chỉ tiêu chất lượng
3.2.1. Màu sắc và cấu trúc
Phải có màu trắng tự nhiên đến màu kem vàng nhạt. Phải có cấu trúc đặc trưng của sản phẩm.
3.2.2. Vị
Phải có vị đặc trưng của sản phẩm, không có vị lạ do bị hỏng hoặc do hấp phụ chất lạ.
3.2.3. Mùi
Phải có mùi đặc trưng của sản phẩm, không có mùi mốc, phomat, khói, lên men hoặc ôi khét và không được có mùi không mong muốn.
3.2.4. Các chỉ tiêu lý, hóa
Bảng 1- Chỉ tiêu hóa, lý của cơm dừa sấy khô
Chỉ tiêu - Yêu cầu
a) Độ axit tổng số của dầu trích ly: £ 0,3 % khối lượng (m/m), tính theo axit lauric (FFA)
b) Độ ẩm: £ 4 % khối lượng
c) Hàm lượng dầu
- ³ 60 % khối lượng đối với cơm dừa sấy khô quy định tại 2.1.1 a) và 2.1.1
- ³ 35 % và < 60 % khối lượng đối với cơm dừa quy định tại 2.1.1
d) Hàm lượng tro: £ 2,5 % khối lượng
e) Tạp chất lạ nguồn gốc thực vật: loại không độc hại lẫn vào sản phẩm: £ 15 mảnh trên 100 g
Tạp chất lạ khác: những vật nhìn thấy hoặc vật thường không lẫn vào sản phẩm: Không được có trong 100 g
3.3. Phân loại “khuyết tật”
Một bao bì cơm dừa sấy khô không đáp ứng một hoặc một số yêu cầu chất lượng quy định tại 3.2, được coi là bị "khuyết tật".
3.4. Chấp nhận lô hàng
Lô hàng được coi là đáp ứng các yêu cầu chất lượng nêu tại 3.2 khi số lượng "khuyết tật", theo quy định tại 3.3, không vượt quá số chấp nhận (c) theo phương pháp lấy mẫu mô tả trong Mục 10.

Tên phụ gia sử dụng cho cơm dừa sấy khô là gì? Việc ghi nhãn tên sản phẩm cơm dừa sấy khô phải tuân thủ những gì?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9763:2013 (CODEX STAN 177-1991, REV.1-2011) về Cơm dừa sấy khô quy định phụ gia thực phẩm như sau:

Phụ gia thực phẩm
4.1. Trong tiêu chuẩn này sử dụng các chất chống oxi hóa và chất bảo quản quy định tại Bảng 1 và Bảng 2 của TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995) Tiêu chuẩn chung đối với phụ gia thực phẩm đối với phân nhóm 04.1.2.2 - Quả khô.
4.2. Cho phép sử dụng chất chống oxi hóa dưới đây đối với sản phẩm của tiêu chuẩn này khi áp dụng thực hành sản xuất tốt.
cơm dừa

Từ quy định trên thì tên phụ gia sử dụng cho cơm dừa sấy khô là Axit xitric.

Bên cạnh đó, tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9763:2013 (CODEX STAN 177-1991, REV.1-2011) về Cơm dừa sấy khô quy định về việc ghi nhãn cơm dừa sấy khô như sau:

Ghi nhãn
Ngoài các quy định tại TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Amd. 7-2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn phải áp dụng các yêu cầu cụ thể sau:
9.1. Tên sản phẩm
9.1.1. Tên sản phẩm là “cơm dừa sấy khô" đứng trước hoặc đứng sau tên gọi thông dụng hoặc chính thức được chấp nhận tại nước bán lẻ.
9.1.2. Tên sản phẩm phải ghi hàm lượng dầu của sản phẩm phù hợp với mô tả tại 3.2.4 (c).
9.1.3. Nếu có thể, tên sản phẩm có thể ghi kích cỡ của sản phẩm phù hợp với mô tả tại 2.2.
9.2. Ghi nhãn bao bì hàng không bán lẻ
Thông tin đối với bao bì hàng không bán lẻ phải được ghi trên bao bì hoặc trong các tài liệu kèm theo, ngoài tên sản phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất, đóng gói, phản phối hoặc nhập khẩu, phải ghi hướng dẫn bảo quản trên bao bì. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất, đóng gói, phân phối hoặc nhập khẩu có thể được thay bằng nhãn hiệu nhận biết với điều kiện là nhãn hiệu nhận biết đó phải tương đồng với tài liệu kèm theo.
Phụ gia thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phụ gia thực phẩm
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ký hiệu ML trong phụ gia thực phẩm nghĩa là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 truy xuất nguồn gốc - yêu cầu đối với logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13048:2024 về kết cấu áo đường có sử dụng lớp hỗn hợp nhựa rỗng thoát nước ra sao?
Pháp luật
Ghi nhãn chất phụ gia thực phẩm như thế nào? Những hành vi bị cấm trong an toàn vệ sinh thực phẩm?
Pháp luật
Hàn the là chất gì? Hàn the có bị cấm không? Cơ sở sản xuất giò, chả có chứa hàn the bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phụ gia thực phẩm
1,520 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ gia thực phẩm Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phụ gia thực phẩm Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào