Tên của Quỹ tín dụng nhân dân có được kèm theo chữ số hay không? Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm báo cáo những nội dung gì?
Tên của Quỹ tín dụng nhân dân có được kèm theo chữ số hay không?
Theo Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Tên của quỹ tín dụng nhân dân
1. Tên quỹ tín dụng nhân dân phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Quỹ tín dụng nhân dân;
b) Tên riêng phải được đặt phù hợp với quy định của pháp luật và phải được Hội nghị thành lập (đối với quỹ tín dụng nhân dân thành lập mới) hoặc Đại hội thành viên (đối với quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động) quyết định.
2. Tên quỹ tín dụng nhân dân phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu của quỹ tín dụng nhân dân phát hành.
Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân có thể đặt tên kèm theo chữ số.
Ngoài ra, tên của Quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng thêm các yêu cầu cụ thể như sau:
- Tên quỹ tín dụng nhân dân phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Quỹ tín dụng nhân dân;
+ Tên riêng phải được đặt phù hợp với quy định của pháp luật và phải được Hội nghị thành lập (đối với quỹ tín dụng nhân dân thành lập mới) hoặc Đại hội thành viên (đối với quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động) quyết định.
- Tên quỹ tín dụng nhân dân phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu của quỹ tín dụng nhân dân phát hành.
Quỹ tín dụng nhân dân (Hình từ Internet)
Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm báo cáo những nội dung gì?
Theo Điều 43 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định chế độ báo cáo của Quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo những nội dung như sau:
(1) Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện chế độ báo cáo về kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật và báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
(2) Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm báo cáo kịp thời bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo quy định tại khoản 2 Điều 141 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được bổ sung bởi khoản 26 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017), cụ thể như sau:
Báo cáo
….
2. Ngoài báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm báo cáo kịp thời bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Phát sinh diễn biến không bình thường trong hoạt động nghiệp vụ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Có thay đổi về tổ chức, quản trị, điều hành, tình hình tài chính của cổ đông lớn và các thay đổi khác có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
c) Thay đổi tên chi nhánh của tổ chức tín dụng; tạm ngừng hoạt động kinh doanh dưới 05 ngày làm việc; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước.
Ngoài các thành viên góp vốn thì vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân có được lấy từ nguồn khác không?
Theo Điều 26 Thông tư 04/2015/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN) quy định như sau:
Vốn điều lệ
1. Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân là tổng số vốn do các thành viên góp và được ghi vào Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân, hạch toán bằng đồng Việt Nam. Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân được bổ sung từ các nguồn sau đây:
a) Vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp bổ sung;
b) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
c) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc thay đổi vốn điều lệ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
3. Thành viên không được dùng vốn ủy thác, vốn vay dưới bất cứ hình thức nào để góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân và phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
4. Pháp nhân góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về góp vốn.
Theo đó, vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân do tổng số vốn do các thành viên góp và được ghi vào Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân, hạch toán bằng đồng Việt Nam.
Vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân được bổ sung từ các nguồn sau đây:
- Vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp bổ sung;
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo Điều 27 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về hình thức góp vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân như sau:
- Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân được góp bằng đồng Việt Nam, tài sản khác là tài sản cần thiết phục vụ trực tiếp cho hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
- Trường hợp vốn góp bằng tài sản khác phải là tài sản có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. Việc định giá, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?