TCTD có được sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro khoản nợ khi TCTD chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- TCTD có được sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro khoản nợ khi TCTD chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam phát hành có phải để mua nợ xấu của TCTD không?
- Khi làm hồ sơ xử lý rủi ro doanh nghiệp bị phá sản thì có cần bản gốc quyết định tuyên bố phá sản của tòa án không?
TCTD có được sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro khoản nợ khi TCTD chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro như sau:
Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
…
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
a) Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ; trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
b) Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
(i) Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;
(ii) Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
(iii) Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
…
Theo đó, trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó.
Như vậy, khi tổ chức tín dụng chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thì tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó.
TCTD có được sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro khoản nợ khi TCTD chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không? (Hình từ Internet)
Sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam phát hành có phải để mua nợ xấu của TCTD không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
Phạm vi điều chỉnh
…
2. Việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng tổn thất các khoản nợ phải thu khó đòi, trừ các khoản quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.
3. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
...
Theo đó, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam phát hành là để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Khi làm hồ sơ xử lý rủi ro doanh nghiệp bị phá sản thì có cần bản gốc quyết định tuyên bố phá sản của tòa án không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 5 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro như sau:
Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
…
5. Hồ sơ xử lý rủi ro gồm:
...
c) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
d) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
đ) Đối với trường hợp khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, ngoài hồ sơ nêu tại các điểm a, b, c, d khoản này phải có bản gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Đối với trường hợp khách hàng là cá nhân bị chết, mất tích, ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản này phải có bản gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, hoặc quyết định tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
…
Theo đó, khi làm hồ sơ xử lý rủi ro doanh nghiệp bị phá sản thì cần phải có bản gốc quyết định tuyên bố phá sản của tòa án.
Ngoài ra, có thể sử dụng bản sao được chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc quyết định tuyên bố phá sản của tòa án.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bí thư Đảng ủy cấp xã là ai? Độ tuổi khi tham gia giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy cấp xã lần đầu là bao nhiêu?
- Thủ tục luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý phạm vi chức năng quản lý thuộc Bộ Nội vụ năm 2025?
- Xe ô tô lắp thêm đèn siêu sáng có vi phạm pháp luật không? Sử dụng đèn khi tham gia giao thông được theo quy định pháp luật ra sao?
- Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 7 câu với chủ đề sách là để đọc không phải để trưng bày? Trình bày suy nghĩ về vấn đề sách là để đọc chứ không phải để trưng bày?
- Lời chúc tháng 4 hay, ý nghĩa? Tổng hợp lời chúc tháng 4 cho tất cả mọi người? Tháng 4 được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ?