Dự phòng rủi ro là gì? Ngân hàng thương mại phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro vào thời điểm nào?
Dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Khoản nợ là số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gửi, thanh toán, giải ngân từng lần theo thỏa thuận (đối với trường hợp mỗi lần giải ngân có thời điểm cuối cùng của thời hạn, kỳ hạn trả nợ khác nhau) hoặc số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giải ngân theo thỏa thuận (đối với trường hợp nhiều lần giải ngân nhưng có thời điểm cuối cùng của thời hạn và kỳ hạn trả nợ giống nhau) đối với nợ chưa hoàn trả của một khách hàng.
4. Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
5. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
6. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
...
Như vậy, dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng được hiểu là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Dự phòng rủi ro là gì? Ngân hàng thương mại phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro vào thời điểm nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 86/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời điểm trích lập dự phòng rủi ro
1. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng rủi ro như sau:
a) Trong 07 ngày đầu tiên của tháng, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề căn cứ nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn giữa:
Nhóm nợ theo kết quả tự phân loại nợ cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; và
Nhóm nợ đã được điều chỉnh theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) cung cấp theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất.
b) Đối với tháng đầu tiên của quý, trong 03 ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ kết quả phân loại nợ đã được điều chỉnh theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do CIC cung cấp theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để điều chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề và thể hiện số tiền trích lập dự phòng rủi ro này trên báo cáo tài chính cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngân hàng thương mại phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro trong 07 ngày đầu tiên của mỗi tháng, ngân hàng thương mại thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
Theo đó, việc trích lập dự phòng rủi ro dựa trên nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn giữa:
- Nhóm nợ theo kết quả tự phân loại nợ tại thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước; và
- Nhóm nợ đã được điều chỉnh theo danh sách khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) cung cấp.
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng của ngân hàng thương mại được tính theo công thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP thì số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng của ngân hàng thương mại được tính theo công thức sau:
Trong đó:
R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.
Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:
Ri = (Ai - Ci) x r
Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Đối với khoản nợ đã bán nhưng chưa thu được đầy đủ tiền bán nợ, Ai là số tiền bán nợ chưa thu được đầy đủ.
Ci: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i.
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.
Lưu ý: Cũng theo quy định tại Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của ngân hàng thương mại như sau:
- Nhóm 1: 0%;
- Nhóm 2: 5%;
- Nhóm 3: 20%;
- Nhóm 4: 50%;
- Nhóm 5: 100%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng Khoa học Sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân có tư cách pháp nhân không? Hội đồng Khoa học Sáng kiến có nhiệm vụ gì?
- Trước ngày 15 12 hàng năm phải đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đúng không?
- Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng tại Thông tư 10 2024 TT BXD?
- Mẫu giấy xác nhận học sinh sinh viên mồ côi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội mới nhất là mẫu nào?
- Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày gì? Nội dung tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11 như thế nào?