Tàu quân sự là tàu như thế nào? Tàu quân sự của nước ngoài đến Việt Nam chỉ được đi vào nội thủy theo lời mời của ai?
Tàu quân sự là tàu như thế nào?
Tàu quân sự được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Luật Biển Việt Nam 2012 như sau:
Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.
4. Tàu quân sự là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; được điều hành bởi thuỷ thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.
...
Theo quy định trên, tàu quân sự là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương;
Và được điều hành bởi thuỷ thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.
Tàu quân sự (Hình từ Internet)
Tàu quân sự của nước ngoài đến Việt Nam chỉ được đi vào nội thủy theo lời mời của ai?
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam theo quy định của Điều 9 Luật Biển Việt Nam 2012.
Tàu quân sự của nước ngoài chỉ được đi vào nội thủy của Việt Nam theo lời mời được quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Biển Việt Nam 2012 như sau:
Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam
1. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài chỉ được đi vào nội thủy, neo đậu tại một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với quốc gia mà tàu mang cờ.
2. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài khi ở trong nội thủy, cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc các công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác và phải hoạt động phù hợp với lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Theo quy định trên, tàu quân sự của nước ngoài chỉ được đi vào nội thủy, neo đậu tại một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với quốc gia mà tàu mang cờ.
Tàu quân sự của nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền gì?
Tàu quân sự của nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền theo quy định tại Điều 28 Luật Biển Việt Nam 2012 như sau:
Trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền yêu cầu các tàu thuyền đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm, rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay lập tức nếu đang ở trong lãnh hải Việt Nam. Tàu thuyền vi phạm phải tuân thủ các yêu cầu, mệnh lệnh của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam.
Trường hợp tàu quân sự, tàu thuyền công vụ của nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật quốc tế có liên quan thì quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hoặc thiệt hại do tàu thuyền đó gây ra cho Việt Nam.
Theo quy định trên, tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền yêu cầu các tàu thuyền đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm, rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay lập tức nếu đang ở trong lãnh hải Việt Nam.
Tàu thuyền vi phạm phải tuân thủ các yêu cầu, mệnh lệnh của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam.
Trường hợp tàu quân sự của nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật quốc tế có liên quan thì quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hoặc thiệt hại do tàu thuyền đó gây ra cho Việt Nam.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bí thư Đảng ủy cấp xã là ai? Độ tuổi khi tham gia giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy cấp xã lần đầu là bao nhiêu?
- Thủ tục luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý phạm vi chức năng quản lý thuộc Bộ Nội vụ năm 2025?
- Xe ô tô lắp thêm đèn siêu sáng có vi phạm pháp luật không? Sử dụng đèn khi tham gia giao thông được theo quy định pháp luật ra sao?
- Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 7 câu với chủ đề sách là để đọc không phải để trưng bày? Trình bày suy nghĩ về vấn đề sách là để đọc chứ không phải để trưng bày?
- Lời chúc tháng 4 hay, ý nghĩa? Tổng hợp lời chúc tháng 4 cho tất cả mọi người? Tháng 4 được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ?