Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam là gì? Nội dung quản lý nhà nước đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam gồm những gì?
- Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam là gì? Nguyên tắc chung đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam như thế nào?
- Nội dung quản lý nhà nước đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam gồm những gì?
- Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc quản lý nhà nước đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam như thế nào?
Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam là gì? Nguyên tắc chung đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 104/2012/NĐ-CP định nghĩa khái niệm tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam như sau:
Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam là các tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải, nội thủy và cảng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện các chuyến thăm, sửa chữa và thực hiện các hoạt động khác.
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 104/2012/NĐ-CP quy định nguyên tắc chung đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam như sau:
- Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Nghị định 104/2012/NĐ-CP.
- Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa quốc gia có tàu và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam qua đường ngoại giao trước khi tàu đến Việt Nam.
- Chương trình hoạt động của tàu và các thành viên trên tàu phải thực hiện theo kế hoạch đã thỏa thuận, trường hợp có sự thay đổi, phát sinh phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
- Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để vào cảng:
+ Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.
+ Bên ngoài thân tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu.
+ Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không hoặc ở trạng thái bảo quản.
+ Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam.
+ Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm cho an toàn hàng hải và tần số liên lạc đã đăng ký.
+ Đến đúng cảng biển theo tuyến đường và hành lang quy định.
- Tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của nước có tàu quân sự.
Trường hợp tàu quân sự nước ngoài muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước mình, Thuyền trưởng/Trưởng đoàn phải xin phép và được Cảng vụ hàng hải hoặc cấp có thẩm quyền tại cảng biển, cảng quân sự nơi tàu neo đậu chấp thuận.
- Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam muốn di chuyển từ cảng biển này sang cảng biển khác của Việt Nam (chuyển cảng) phải ghi rõ tại Công hàm đề nghị và Tờ khai (Mẫu 1 hoặc Mẫu 2) và được Bộ Quốc phòng chấp thuận bằng văn bản.
Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam là gì? Nội dung quản lý nhà nước đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý nhà nước đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 104/2012/NĐ-CP quy định nội dung quản lý nhà nước đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam gồm có:
- Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam.
- Tiếp nhận thông tin, thỏa thuận, thống nhất nội dung, chương trình hoạt động của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam với quốc gia có tàu quân sự; tổ chức đón tiếp theo nghi thức đón tiếp và hoạt động lễ tân.
- Cấp phép, từ chối cấp phép hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung đã cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam.
- Quản lý, kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảng, di chuyển và các hoạt động khác của tàu và các thành viên trên tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam; đảm bảo an ninh, an toàn cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam; kiểm tra, giám sát các hoạt động có liên quan đến tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam.
- Xử lý vi phạm của tàu quân sự nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc quản lý nhà nước đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tại Điều 35 Nghị định 104/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc quản lý nhà nước đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam như sau:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam. Tiếp nhận thông tin, thống nhất nội dung, chương trình hoạt động của chuyến thăm với quốc gia có tàu quân sự đến thăm xã giao, thăm thông thường.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức đón tiếp theo nghi thức lễ tân đối với tàu quân sự nước ngoài thăm xã giao, thăm thông thường.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan quản lý tàu quân sự nước ngoài và thành viên trên tàu trong thời gian đến Việt Nam.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam; kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu quân sự nước ngoài, thành viên trên tàu và các hoạt động có liên quan đến tàu quân sự nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?