Tập đoàn Dệt May Việt Nam có phải công ty thuộc sở hữu của Nhà nước không? Mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là gì?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Cho tôi hỏi Tập đoàn Dệt May Việt Nam có phải công ty thuộc sở hữu của Nhà nước không? Mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là gì? Tôi rất mong sẽ nhận được câu trả lời trong khoảng thời gian sớm nhất có thể. Câu hỏi của anh Minh Quang ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam có phải công ty thuộc sở hữu của Nhà nước không?

Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP về chủ sở hữu của VINATEX như sau:

Chủ sở hữu của VINATEX
Nhà nước là chủ sở hữu của VINATEX. Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng của chủ sở hữu đối với VINATEX.
Bộ Công Thương là cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên VINATEX, thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với VINATEX theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, Tập đoàn Dệt May Việt Nam là công ty thuộc sở hữu của Nhà nước.

Và Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Hình từ Internet)

Mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP quy định về mục tiêu hoạt động như sau:

Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh
1. Mục tiêu hoạt động:
a) Kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại VINATEX và vốn của VINATEX đầu tư tại các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.
b) Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn.
c) Phát triển thành tập đoàn kinh tế có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; bảo đảm VINATEX có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang; hình thành chuỗi cung ứng sợi - dệt - nhuộm hoàn tất - may; nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của VINATEX, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
...

Theo đó, Tập đoàn Dệt May Việt Nam có những mục tiêu hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 4 nêu trên.

Trong đó mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại VINATEX và vốn của VINATEX đầu tư tại các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam kinh doanh những ngành, nghề nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP quy định về ngành, nghề kinh doanh như sau:

Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh
...
2. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang.
b) Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang;
- Đào tạo nghề, quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
- Giám định, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may, giống bông; đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng dệt may, khu công nghiệp dệt may, xử lý môi trường, siêu thị; tư vấn, thiết kế, lập các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may, môi trường;
- Đầu tư ra nước ngoài; làm đại diện cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực dệt may.
c) Các ngành, nghề kinh doanh do VINATEX đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc Điểm a, b Khoản 2 Điều này, VINATEX thực hiện việc nắm giữ vốn, thoái vốn theo nội dung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, VINATEX có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.

Như vậy, ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang.

Ngoài ra, Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính được quy định cụ thể tại điểm b khoản 2 Điều 4 nêu trên.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mối quan hệ giữa Tập đoàn Dệt may Việt Nam VINATEX với các công ty con do VINATEX nắm 100% vốn điều lệ như thế nào?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ở doanh nghiệp khác phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam là gì? Chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn có những nghĩa vụ nào?
Pháp luật
Tập đoàn Dệt May Việt Nam có phải công ty thuộc sở hữu của Nhà nước không? Mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là gì?
Pháp luật
Vốn điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là bao nhiêu? Tập đoàn Dệt May Việt Nam kinh doanh những ngành, nghề nào?
Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là ai? Ai có quyền bổ nhiệm người đại diện của Tập đoàn?
Pháp luật
Trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam, ai là người có quyền chi trả tiền lương cho Kiểm sát viên của Tập đoàn?
Pháp luật
Để trở thành thành viên Hội đồng thành viên VINATEX cần đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn gì? Ai có quyền bổ nhiệm Hội đồng thành viên?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng thành viên VINATEX có được giữ chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên không?
Pháp luật
Hội đồng thành viên VINATEX làm việc theo chế độ gì? Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức nào?
Pháp luật
Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam do ai có quyền bổ nhiệm? Tổng giám đốc được bổ nhiệm có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tập đoàn Dệt May Việt Nam
3,952 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tập đoàn Dệt May Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào