Tang vật phương tiện đã tịch thu nhưng không có người nhận hay không xác định được đối tượng vi phạm thì xử lý thế nào?

Cho tôi hỏi tang vật phương tiện đã tịch thu nhưng không có người nhận hay không xác định được đối tượng vi phạm thì xử lý thế nào? Bên xã tôi tuần trước có phát hiện một số người vận chuyển hàng hóa qua biên giới trái phép. Khi lực lượng chức năng phát hiện thì các đối tượng đã bỏ lại phương tiện (xe máy) và hàng hóa để trốn vào những cánh rừng. Hiện lực lượng đã ra quyết định tạm giữ tang vật phương tiện nhưng nếu trong trường hợp cơ quan chức năng không xác định được những đối tượng này thì xử lý tang vật phương tiện trên thế nào? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Cao Thắng đến từ Phú Yên.

Hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới trái phép thì cơ quan chức năng có quyền tạm giữ tang vật phương tiện không?

Căn cứ khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
...

Theo đó, hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới trái phép thì cơ quan chức năng có quyền tạm giữ tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính gây hậu quả nghiêm trọng.

Tang vật phương tiện

Tang vật phương tiện (Hình từ Internet)

Trường hợp tang vật phương tiện đã tịch thu nhưng không có người nhận hay không xác định được đối tượng vi phạm thì xử lý thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm b khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:

Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 125 của Luật này khi hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì được xử lý như sau:
...
b) Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
...

Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc cơ quan tạm giữ phương tiện tang vật thực hiện thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật phương tiện. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất.

Khi hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Sau khi tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
3. Sau khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Như vậy, sau khi tang vật phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,669 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào