Tần suất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới cơ quan có thẩm quyền là bao nhiêu?
- Tần suất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới cơ quan có thẩm quyền là bao nhiêu?
- Mẫu báo cáo về các vùng đất ngập nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập là mẫu nào?
- Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như thế nào?
Tần suất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới cơ quan có thẩm quyền là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước như sau:
Theo đó, định kỳ 03 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước thống nhất với cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học.
Trong đó, cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước là một phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học và bao gồm:
- Các thông tin, dữ liệu về điều tra, kiểm kê, đánh giá và quan trắc các vùng đất ngập nước;
- Các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về các vùng đất ngập nước;
- Thông tin, dữ liệu khác liên quan đến các vùng đất ngập nước.
Tần suất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới cơ quan có thẩm quyền là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mẫu báo cáo về các vùng đất ngập nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập là mẫu nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước theo Mẫu đề cương quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2020/TT-BTNMT.
Tải về Mẫu đề cương Báo cáo về các vùng đất ngập nước.
Lưu ý số 1: về hình thức báo cáo và phương thức gửi báo cáo:
- Báo cáo được thực hiện bằng 01 trong 02 hình thức sau:
+ Báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, đóng dấu theo quy định;
+ Báo cáo bằng văn bản điện tử, có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan, đóng dấu theo quy định;
- Báo cáo được gửi tới nơi nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau đây:
+ Trực tiếp;
+ Dịch vụ bưu chính;
+ Hệ thống thư điện tử;
+ Hệ thống phục vụ công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Lưu ý số 2: Thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo:
- Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính đến ngày 15 tháng 11 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 11 của kỳ báo cáo;
- Thời hạn gửi báo cáo: định kỳ 03 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.
Lưu ý số 3: các phụ lục đính kèm báo cáo:
- Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng tại địa phương;
- Kết quả quan trắc các vùng đất ngập nước quan trọng;
- Danh mục các văn bản địa phương áp dụng và ban hành trong quản lý đất ngập nước, đa dạng sinh học;
- Danh mục các chương trình, dự án, đề tài trong nước và quốc tế liên quan đến bảo tồn và sử dụng đất ngập nước, đa dạng sinh học tại địa phương;
- Các phụ lục khác (nếu có).
Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như thế nào?
Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước được quy định tại Điều 32 Nghị định 66/2019/NĐ-CP, cụ thể
- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên địa bàn quản lý; tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định 66/2019/NĐ-CP, các văn bản có liên quan về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn.
- Tổ chức quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương;
+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự biến đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước và phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên, các vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng sống trong, xung quanh vùng đất ngập nước và tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến vùng đất ngập nước quan trọng.
- Bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước trên địa bàn từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định.
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ có liên quan hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng; quản lý các khu bảo tồn liên tỉnh có diện tích thuộc địa bàn và cung cấp các kết quả điều tra, kiểm kê vùng đất ngập nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc đối với người xin vào Đảng là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bài phát biểu trong ngày truyền thống cựu chiến binh ngắn gọn? Ngày truyền thống của Cựu chiến binh là ngày mấy?
- Một số mẫu bản kiểm điểm cuối năm thông dụng? Lưu ý khi viết bản kiểm điểm cuối năm? Bản kiểm điểm cuối năm là gì?
- Có phải lấy thêm ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định phê duyệt danh mục thuộc ngân hàng nhà nước không?
- Tại sao năm 2025 không có 30 Tết? Bao nhiêu năm nữa mới có 30 Tết? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết ngày nào?