Tạm thu giữ tiền nghi giả trong ngành ngân hàng được thực hiện như thế nào? Ai là người có trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả?

Tạm thu giữ tiền nghi giả trong ngành ngân hàng được thực hiện như thế nào? Ai là người có trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả trong ngành ngân hàng? Đóng gói, bảo quản tiền giả được quy định như thế nào?

Tạm thu giữ tiền nghi giả trong ngành ngân hàng được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 58/2024/TT-NHNN quy định về quá trình tạm thu giữ tiền nghi giả trong ngành ngân hàng như sau:

Tạm thu giữ tiền nghi giả
1. Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tạm thu giữ và lập biên bản theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 87/2023/NĐ-CP.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu giữ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chuyển hồ sơ giám định theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch để giám định.

Như vậy, trong ngành ngân hàng, khi giao dịch tiền mặt với khách hàng mà phát hiện tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tạm thu giữ và lập biên bản theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu giữ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chuyển hồ sơ giám định theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch để giám định.

Tạm thu giữ tiền nghi giả trong ngành ngân hàng

Tạm thu giữ tiền nghi giả trong ngành ngân hàng được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Ai là người có trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả trong ngành ngân hàng?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 58/2024/TT-NHNN quy định về trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả như sau:

Trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả
1. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Sở Giao dịch), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; khi phát hiện tiền nghi giả phải tạm thu giữ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; không trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng.
2. Người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả phải được bồi dưỡng kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả theo chương trình của Ngân hàng Nhà nước hoặc được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.
Người làm công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.

Như vậy, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả.

Người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền giả phải được bồi dưỡng kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả theo chương trình của Ngân hàng Nhà nước hoặc được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.

Người làm công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.

Đóng gói, bảo quản tiền giả được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 58/2024/TT-NHNN quy định về việc đóng gói, bảo quản tiền giả như sau:

Đóng gói, bảo quản tiền giả
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có trách nhiệm đóng gói, niêm phong tiền giả. Niêm phong tiền giả được thực hiện theo quy định về niêm phong tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải được đóng dấu “TIỀN GIẢ” trên niêm phong để phân biệt với tiền thật.
2. Đóng gói, niêm phong tiền giả
a) Tiền cotton giả, tiền polymer giả: 100 tờ tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu đóng thành 1 thếp; 10 thếp đóng thành 1 bó (1.000 tờ) và niêm phong.
b) Tiền kim loại giả: 100 miếng cùng mệnh giá được đóng thành 1 túi nhỏ và niêm phong; 10 túi nhỏ đóng thành một túi lớn (1.000 miếng) và niêm phong.
c) Trường hợp không đủ số lượng để đóng bó (hoặc túi), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch cũng thực hiện đóng gói, niêm phong, ghi rõ số lượng tờ (hoặc miếng) để thuận tiện trong giao nhận.
3. Tiền giả được bảo quản riêng trong kho tiền của hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo quy định trên, việc đóng gói, bảo quản tiền giả sẽ do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có trách nhiệm thực hiện.

Việc đóng gói, niêm phong tiền giả được thực hiện như sau:

+ Tiền cotton giả, tiền polymer giả: 100 tờ tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu đóng thành 1 thếp; 10 thếp đóng thành 1 bó (1.000 tờ) và niêm phong.

+ Tiền kim loại giả: 100 miếng cùng mệnh giá được đóng thành 1 túi nhỏ và niêm phong; 10 túi nhỏ đóng thành một túi lớn (1.000 miếng) và niêm phong.

+ Trường hợp không đủ số lượng để đóng bó (hoặc túi), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch cũng thực hiện đóng gói, niêm phong, ghi rõ số lượng tờ (hoặc miếng) để thuận tiện trong giao nhận.

Tiền giả được bảo quản riêng trong kho tiền của hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tiền giả Tải trọn bộ các quy định về Tiền giả hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tạm thu giữ tiền nghi giả trong ngành ngân hàng được thực hiện như thế nào? Ai là người có trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả?
Pháp luật
Tiền nghi giả là gì? Giám định tiền nghi giả để xác định tính xác thực của đồng tiền có tính phí không?
Pháp luật
Thu giữ tiền giả trong ngành ngân hàng được thực hiện như thế nào? Quy trình đóng dấu, bấm lỗ tiền giả được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản phát hiện tiền thật trong số tiền giả giao nhận mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Thông tư 58?
Pháp luật
Cách thức đóng dấu bấm lỗ tiền giả thực hiện thế nào? Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện đóng dấu bấm lỗ tiền giả khi nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản thu giữ tiền giả mới nhất hiện nay theo Nghị định 87? Tải về mẫu biên bản thu giữ tiền giả?
Pháp luật
Tiền giả loại mới là gì? Số tiền giả loại mới được lưu giữ ở đâu? Thông tin về tiền giả loại mới được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 58 2024 hướng dẫn xử lý tiền giả từ ngày 14/02/2025? Trách nhiệm thu giữ tiền giả từ ngày 14/02/2025 như thế nào?
Pháp luật
Làm tiền giả được hiểu như thế nào? Người làm tiền giả bị phạt tù bao nhiêu năm? Hình phạt cao nhất là gì?
Pháp luật
Tải Mẫu biên bản giao nhận tiền giả? Các tổ chức, cá nhân có tiền giả thực hiện giao nộp tiền giả tại đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền giả
21 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiền giả

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền giả

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào