Tạm giữ tàu biển được thực hiện trong trường hợp nào? Thẩm quyền tạm giữ tàu biển thuộc về chủ thể nào?
Tạm giữ tàu biển được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 114 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về tạm giữ tàu biển như sau:
Tạm giữ tàu biển
Tạm giữ tàu biển được thực hiện trong trường hợp sau đây:
1. Đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải mà việc tạm giữ là cần thiết để phục vụ công tác điều tra.
2. Chưa nộp đủ tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tạm giữ tàu biển được thực hiện trong trường hợp đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải mà việc tạm giữ là cần thiết để phục vụ công tác điều tra.
Ngoài ra, trường hợp chưa nộp đủ tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật cũng là những trường hợp tạm giữ tàu biển.
Tạm giữ tàu biển (Hình từ Internet)
Thẩm quyền tạm giữ tàu biển thuộc về chủ thể nào?
Theo Điều 115 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thẩm quyền tạm giữ và thời hạn tạm giữ tàu biển như sau:
Thẩm quyền tạm giữ và thời hạn tạm giữ tàu biển
1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 114 của Bộ luật này trong thời hạn không quá 05 ngày.
Trường hợp cần kéo dài thời hạn để thu thập chứng cứ điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải xem xét, quyết định gia hạn tạm giữ nhưng không quá 05 ngày; trường hợp tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời gian gia hạn tạm giữ tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
Việc điều tra tai nạn hàng hải phải được tiến hành khẩn trương và việc tạm giữ tàu phải chấm dứt ngay sau khi đã thu thập đủ chứng cứ phục vụ việc điều tra.
2. Người có thẩm quyền tạm giữ tàu biển theo Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 114 của Bộ luật này. Việc tạm giữ tàu biển chấm dứt ngay sau khi tiền phạt vi phạm hành chính được nộp hoặc được bảo lãnh thanh toán đầy đủ.
3. Thẩm quyền và thời hạn tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 3 Điều 114 của Bộ luật này theo quy định của pháp luật.
4. Người ra quyết định tạm giữ tàu biển phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm giữ tàu biển không đúng.
Theo đó, Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền tạm giữ tàu biển khi đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải mà việc tạm giữ là cần thiết để phục vụ công tác điều tra.
Thời hạn tạm giữ là không quá 05 ngày. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết có thể kéo dài thời hạn tạm giữ, nhưng không quá 05 ngày.
Người có thẩm quyền tạm giữ tàu biển theo Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ tàu biển trong trường hợp chưa nộp đủ tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp tạm giữ tàu biển do có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền và thời hạn tạm giữ tàu biển do pháp luật quy định.
Thủ tục tạm giữ tàu biển được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 116 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thủ tục tạm giữ tàu biển như sau:
Thủ tục tạm giữ tàu biển
1. Người có thẩm quyền quy định tại Điều 115 của Bộ luật này ra quyết định tạm giữ tàu biển đối với các trường hợp quy định tại Điều 114 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ tàu biển phải được gửi ngay cho thuyền trưởng tàu bị tạm giữ, Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biển.
2. Khi nhận được quyết định tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này, thuyền trưởng và người có liên quan phải thực hiện các yêu cầu tại quyết định tạm giữ tàu biển.
3. Sau khi lý do tạm giữ tàu biển không còn hoặc hết thời hạn tạm giữ tàu biển mà không có quyết định gia hạn tạm giữ theo quy định, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định chấm dứt việc tạm giữ tàu biển và gửi cho thuyền trưởng tàu bị tạm giữ, Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biển.
4. Việc tạm giữ tàu biển phải được lập thành văn bản.
5. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn hàng hải.
Như vậy, thủ tục tạm giữ tàu biển được thực hiện theo quy định tại Điều 116 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?