Tài xế lái xe ô tô đi ngược chiều trên đường một chiều có bị áp dụng hình thức phạt là tước Giấy phép lái xe không?
Điều khiển xe ô tô đi ngược chiều trên đường một chiều có bị tước Giấy phép lái xe không?
Căn cứ tại điểm c khoản 5, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng...”
Theo quy định trên, bạn điều khiển xe ô tô đi ngược chiều của đường một chiều thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra, tài xế xe ô tô đi ngược chiều còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Điều khiển xe ô tô đi ngược chiều trên đường một chiều có bị tước Giấy phép lái xe không?
Bị tước Giấy phép lái xe thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước Giấy phép lái xe là khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
"3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;
c) Khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản này và khi trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính."
Theo đó, thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với hai trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép hoặc tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép lái xe được quy định cụ thể nêu trên.
Vẫn điều khiển xe tham gia giao thông trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
"1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề."
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề."
Như vậy, trong thời gian bị tước giấy phép lái xe, bạn sẽ không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, trong đó có điều khiển xe tham gia giao thông. Nếu bạn vẫn điều khiển xe tham gia giao thông trong thời gian bị tước bằng lái xe và bị người có thẩm quyền kiểm tra; bạn sẽ bị phạt với lỗi không có giấy phép lái xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?