Tải về mẫu công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công theo Thông tư 144? Hướng dẫn điền mẫu?
Tải về mẫu công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công theo Thông tư 144?
Mẫu công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng là Mẫu số 09a-CK/TSC quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 144/2017/TT-BTC.
Hướng dẫn điền mẫu như sau:
- Thời điểm được xác định là đã hoàn thành việc mua sắm tài sản là thời điểm hoàn thành việc chuyển giao tài sản, thanh toán và thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản.
- Cột số 9: Ghi rõ hình thức mua sắm/thuê: Đấu thầu, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp.
>> Tải về Mẫu công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng
Tải về mẫu công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công theo Thông tư 144? (Hình từ Internet)
Nội dung chủ yếu của Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm những gì?
Nội dung chủ yếu của Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 144/2017/TT-BTC như sau:
Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
...
3. Nội dung chủ yếu của Quy chế:
a) Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, khoán kinh phí, sử dụng, khai thác, kiểm kê, đánh giá lại, chuyển đổi công năng sử dụng, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý tài sản khác; lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản; bảo vệ tài sản; bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; kiểm kê, kiểm tra tài sản; báo cáo tài sản công.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội có sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, ngoài các nội dung quy định tại điểm này, Quy chế phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;
b) Trách nhiệm bàn giao tài sản công khi thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi người đứng đầu;
c) Xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế;
d) Các nội dung khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
...
Theo đó, nội dung chủ yếu của Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm:
- Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, khoán kinh phí, sử dụng, khai thác, kiểm kê, đánh giá lại, chuyển đổi công năng sử dụng, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý tài sản khác; lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản; bảo vệ tài sản; bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; kiểm kê, kiểm tra tài sản; báo cáo tài sản công.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội có sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, ngoài các nội dung quy định tại điểm này, Quy chế phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;
- Trách nhiệm bàn giao tài sản công khi thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi người đứng đầu;
- Xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế;
- Các nội dung khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công do ai có thẩm quyền ban hành?
Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 144/2017/TT-BTC như sau:
Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi là Quy chế).
2. Căn cứ xây dựng Quy chế:
a) Tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
b) Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Thực trạng và yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
...
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Lưu ý:
Căn cứ xây dựng Quy chế được quy định như sau:
- Tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
- Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Thực trạng và yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?