Tài sản vô hình là gì? Khi ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần xem xét những yếu tố như thế nào?
- Tài sản vô hình trong Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá tài sản vô hình là gì? Phân loại tài sản vô hình?
- Khi ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần xem xét những yếu tố như thế nào?
- Cách tiếp cận từ thu nhập đối với tài sản vô hình gồm các phương pháp nào? Cần cân nhắc điều gì khi áp dụng các phương pháp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập?
Tài sản vô hình trong Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá tài sản vô hình là gì? Phân loại tài sản vô hình?
Theo khoản 2 Điều 1 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định tài sản vô hình đề cập trong Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá tài sản vô hình là tài sản vô hình xác định được và thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình;
- Có khả năng tạo thu nhập từ tài sản vô hình;
- Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được bằng tiền.
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC, tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng có khả năng tạo ra các quyền và lợi ích kinh tế, tự biểu hiện thông qua các đặc tính kinh tế. Tài sản vô hình không bao gồm tiền mặt.
Căn cứ theo Điều 4 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định tài sản vô hình bao gồm các loại sau:
(1) Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
(2) Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản.
(3) Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu.
(4) Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 1 của chuẩn mực này.
Tài sản vô hình là gì? Khi ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần xem xét những yếu tố như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần xem xét những yếu tố như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định yếu tố cần xem xét khi ước tính tuổi đời kinh tế như sau:
- Thời gian bảo hộ của pháp luật đối với tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ;
- Quy định tại các hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định giá;
- Quyết định của tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định giá;
- Các yếu tố kinh tế như quy mô và triển vọng của thị trường sản phẩm, dịch vụ gắn với tài sản vô hình cần thẩm định giá;
- Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự ra đời của các tài sản vô hình tương tự hoặc hiệu quả hơn, dẫn tới sự lỗi thời chức năng, lỗi thời kinh tế của tài sản vô hình cần thẩm định giá; các yếu tố khoa học kỹ thuật có liên quan khác;
- Các kết quả thống kê, phân tích (nếu có) liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định giá;
- Các yếu tố khác có liên quan đến việc ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần thẩm định giá.
Như vậy, cần xem xét 05 yếu tố khi khi ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình.
Lưu ý: Tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình chịu tác động của yếu tố pháp luật, kinh tế, công nghệ, chức năng, kinh tế như: quy mô và triển vọng của thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, mức độ độc đáo, khác biệt của tài sản vô hình, sự cạnh tranh của các tài sản vô hình tương tự. Tuổi đời kinh tế có thể là một khoảng thời gian hữu hạn hoặc vô hạn.
Cách tiếp cận từ thu nhập đối với tài sản vô hình gồm các phương pháp nào? Cần cân nhắc điều gì khi áp dụng các phương pháp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập?
Căn cứ Điều 6 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định áp dụng các phương pháp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập như sau:
Áp dụng các phương pháp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập
1. Cách tiếp cận từ thu nhập gồm các phương pháp: Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, Phương pháp lợi nhuận vượt trội và Phương pháp thu nhập tăng thêm.
2. Khi áp dụng các phương pháp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập, cần cân nhắc thực hiện phân tích độ nhậy để xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số đối với từng trường hợp thẩm định giá.
3. Việc áp dụng cách tiếp cận từ thu nhập trong thẩm định giá tài sản vô hình được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực thẩm định giá này. Trường hợp chưa quy định tại chuẩn mực này thì thực hiện theo quy định tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam khác.
Như vậy, cách tiếp cận từ thu nhập đối với tài sản vô hình gồm 03 phương pháp:
- Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình.
- Phương pháp lợi nhuận vượt trội.
- Phương pháp thu nhập tăng thêm.
Theo đó, cần cân nhắc thực hiện phân tích độ nhậy để xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số đối với từng trường hợp thẩm định giá khi áp dụng các phương pháp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?