Tài sản tại cơ quan của Đảng được thanh lý trong những trường hợp nào? Tài sản tại cơ quan của Đảng được thanh lý theo những hình thức nào?
Tài sản tại cơ quan của Đảng được thanh lý trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định thanh lý tài sản tại cơ quan của Đảng
Thanh lý tài sản tại cơ quan của Đảng
1. Tài sản tại cơ quan của Đảng được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Tài sản chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản);
c) Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Tài sản tại cơ quan của Đảng được thanh lý trong những trường hợp sau đây:
- Tài sản hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
- Tài sản chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản);
- Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tài sản tại cơ quan của Đảng được thanh lý trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tài sản tại cơ quan của Đảng được thanh lý theo những hình thức nào?
Theo quy định khoản 2 Điều 27 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định thanh lý tài sản tại cơ quan của Đảng như sau:
Thanh lý tài sản tại cơ quan của Đảng
...
2. Tài sản tại cơ quan của Đảng được thanh lý theo các hình thức sau đây:
a) Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;
b) Bán.
...
Theo đó, tài sản tại cơ quan của Đảng được thanh lý theo các hình thức sau đây: Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán; Bán.
Ai có quyền quyết định thanh lý tài sản tại cơ quan của Đảng ở trung ương?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 27 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định thanh lý tài sản tại cơ quan của Đảng như sau:
Thanh lý tài sản tại cơ quan của Đảng
...
3. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản tại cơ quan của Đảng:
a) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản tại cơ quan của Đảng ở trung ương;
b) Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy;
c) Ban thường vụ huyện ủy quyết định thanh lý tài sản được hình thành từ nguồn quỹ dự trữ ngân sách Đảng tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện;
d) Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản trong các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước.
4. Trình tự, thủ tục và việc tổ chức thanh lý tài sản tại cơ quan của Đảng thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước.
Như vậy, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản tại cơ quan của Đảng ở trung ương.
Có được sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng vào mục đích cá nhân không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng
1. Việc sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Không được cho mượn tài sản, sử dụng tài sản vào mục đích cá nhân.
3. Cơ quan của Đảng được sử dụng nhà ở công vụ, nhà khách và tài sản khác chưa sử dụng hết công suất để khai thác theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định của Đảng.
4. Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc khai thác tài sản do cơ quan của Đảng ở trung ương quản lý; Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc khai thác tài sản do cơ quan của Đảng ở địa phương quản lý.
5. Số tiền thu được từ việc khai thác tài sản quy định tại khoản 3 Điều này, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật, phần còn lại được quản lý như sau:
a) Bổ sung vào kinh phí hoạt động của cơ quan của Đảng đối với tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật hoặc đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước;
b) Bổ sung vào quỹ dự trữ của ngân sách Đảng đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, không được sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng vào mục đích cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?