Ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước là gì? Điều kiện ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước?
Ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 như sau:
Ủy quyền
1. Ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giao cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thực hiện trong khoảng thời gian xác định một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được giao theo quy định của pháp luật theo nguyên tắc cơ quan, tổ chức, người ủy quyền chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã ủy quyền. Việc ủy quyền phải được thể hiện trong văn bản của cơ quan, tổ chức, người ủy quyền.
2. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật quy định không được phân cấp, ủy quyền.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giao cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thực hiện trong khoảng thời gian xác định một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được giao theo nguyên tắc cơ quan, tổ chức, người ủy quyền chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã ủy quyền.
Lưu ý: Việc ủy quyền phải được thể hiện trong văn bản của cơ quan, tổ chức, người ủy quyền.
Ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước là gì? Điều kiện ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước? (Hình từ Internet)
Việc ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước phải bảo đảm điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 như sau:
Ủy quyền
...
3. Việc ủy quyền phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Văn bản ủy quyền phải quy định cụ thể nội dung, phạm vi và thời hạn ủy quyền; cách thức thực hiện ủy quyền và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ủy quyền;
b) Việc ủy quyền phải phù hợp với năng lực, khả năng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cá nhân được ủy quyền.
4. Người ủy quyền có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã ủy quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc ủy quyền; chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình ủy quyền, trừ trường hợp cơ quan, cá nhân được ủy quyền thực hiện không đúng nội dung, phạm vi, thời hạn đã được ủy quyền quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp việc ủy quyền dẫn đến cần thay đổi trình tự, thủ tục, thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền thì thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 8 của Luật này.
...
Theo đó, việc ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước phải bảo đảm điều kiện sau đây:
- Văn bản ủy quyền phải quy định cụ thể nội dung, phạm vi và thời hạn ủy quyền; cách thức thực hiện ủy quyền và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ủy quyền;
- Việc ủy quyền phải phù hợp với năng lực, khả năng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cá nhân được ủy quyền.
Quan hệ của Chính phủ với Ủy ban trung ương MTTQ và cơ quan trung ương tổ chức chính trị xã hội thế nào?
Quan hệ của Chính phủ với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được quy định tại Điều 12 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 như sau:
- Chính phủ phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Chính phủ và Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội xây dựng quy chế phối hợp công tác.
- Khi xây dựng dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định, dự thảo nghị quyết của Chính phủ, Chính phủ gửi dự thảo văn bản để Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tham gia ý kiến.
- Chính phủ thường xuyên thông báo cho Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội về tình hình kinh tế - xã hội và các quyết định, chủ trương quan trọng của Chính phủ liên quan đến nhiều tầng lớp nhân dân.
- Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong Nhân dân, động viên, tổ chức Nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, phản biện xã hội, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức và viên chức.
- Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức sinh hoạt đối thoại dân chủ trong Quân đội được thực hiện thế nào? Sau đối thoại dân chủ cần thực hiện ra sao?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 18 5 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 18 5 2025?
- Lời chúc sinh nhật Bác Hồ 19 5 hay, ý nghĩa nhất năm 2025? Khẩu hiệu tuyên truyền Ngày sinh nhật Bác, kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Xe máy chuyên dùng có được đỗ xe trên vỉa hè không? Xe máy chuyên dùng đỗ xe trên vỉa hè trái phép bị phạt bao nhiêu?
- Người thi hành nhiệm vụ độc lập được bắn chỉ thiên khi nào? Trường hợp nào được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo?