Căn cứ xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ? Khi kết thúc nhiệm vụ, tài sản được trang bị để thực hiện nhiệm vụ này được xử lý thế nào?
Xác định giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ dựa trên căn cứ nào?
Tài sản được hình thành thông qua việc triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ
Điều 105 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về căn cứ của việc xác đinh giá trị tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ gồm:
- Tài sản được trang bị để triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Tài sản là kết quả của việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Theo đó, tài sản được trang bị để thực hiện các nhiệm vụ về khoa học và công nghệ được xem là tài sản công, thuộc nhóm tài sản được hình thành thông qua việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng vốn nhà nước.
Do đó, việc xác định giá trị của tài sản được trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện dựa trên căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 10/2019/TT-BTC để xác định giá như sau:
(1) Phạm vi giao quyền: giao quyền sở hữu hoặc giao quyền sử dụng tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
(2) Đặc điểm kỹ thuật của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ công dụng, mục đích sử dụng, chức năng, dự kiến hiệu quả kỹ thuật.
(3) Đặc điểm pháp lý của của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ: sự cần thiết và khả năng được đăng ký bảo hộ; tình trạng và phạm vi bảo hộ.
(4) Đặc điểm kinh tế của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ:
- Mức lợi nhuận dự kiến tạo ra từ việc sử dụng hoặc thương mại hóa kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Các kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có khả năng thay thế trên thị trường;
- Tính mới và tính hữu ích của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ so với các kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác có cùng chức năng.
(5) Giá giao dịch trên thị trường của một số tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương tự có thể so sánh trong nước, trên thế giới và giá trị trong các giao dịch đã thực hiện đối với kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần được xác định giá trị (nếu có)
(6) Kinh phí đầu tư để tạo ra kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
(7) Chính sách, khả năng thương mại hóa kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến sự phát triển thị trường khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ và các chính sách ưu đãi khác được ghi nhận trong Luật khoa học và công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Các bước xác định giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ?
Việc xác định giá trị của những tài sản trên được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 4 Thông tư 10/2019/TT-BTC như sau:
(1) Xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
- Xác định các đặc điểm của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đặc điểm pháp lý, kinh tế, kỹ thuật và các đặc điểm khác);
- Xác định mục đích, đối tượng sử dụng kết quả xác định giá trị thời điểm xác định giá trị, cơ sở giá trị quy trình tiến hành công việc xác định giá trị tài sản;
- Lựa chọn phương pháp xác định giá trị tài sản theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này;
- Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu liên quan (ví dụ: kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ, giá giao dịch trên thị trường, chi phí và thu nhập tạo ra từ việc thương mại hóa kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ…);
- Phân tích, xử lý thông tin, dữ liệu;
- Xác định giá trị kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo phương pháp được lựa chọn.
(2) Lập Báo cáo kết quả thẩm định giá hoặc Báo cáo kết quả xác định giá trị tài sản theo quy định tại Điều 11 Thông tư 10/2109/TT-BTC, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Theo đó, việc xác định giá trị của tài sản được hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ nói chung và tài sản được trang bị để thực hiện nhiệm vụ này được thực hiện theo các bước như quy định trên.
Sau khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tài sản được trang bị sẽ xử lý như thế nào?
Khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tài sản được trang bị để thực hiện nhiệm vụ sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 7 Nghị định 70/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Giao tài sản cho tổ chức chủ trì:
- Theo hình thức ghi tăng tài sản và giá trị tài sản cho tổ chức chủ trì là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
- Theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với tổ chức chủ trì là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; hoặc doanh nghiệp có một phần vốn nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp chấp nhận điều chỉnh cơ cấu vốn.
(2) Bán trực tiếp cho tổ chức, cá nhân chủ trì:
- Trường hợp tổ chức chủ trì quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này không nhận ghi tăng vốn và có văn bản đề nghị mua tài sản;
- Doanh nghiệp không có vốn nhà nước và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
(3) Giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân chủ trì trong trường hợp tổ chức, cá nhân chủ trì quy định tại Khoản 2 Điều này không nhận mua tài sản và được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, trừ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia giao bộ, cơ quan trung ương quản lý), Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được giao quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc địa phương quản lý) xem xét, quyết định trên cơ sở kết luận của Hội đồng nghiệm thu về khả năng tiếp tục phát huy, hoàn thiện kết quả, thương mại hóa công nghệ, sản phẩm và đề nghị của cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Tổ chức, cá nhân chủ trì có trách nhiệm hoàn trả giá trị tài sản thông qua việc thương mại hóa kết quả.
(4) Trường hợp tổ chức, cá nhân chủ trì không nhận giao hoặc mua tài sản theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì xử lý theo các hình thức sau:
- Điều chuyển cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
- Bán;
- Thanh lý;
- Tiêu hủy.
Như vậy, quy trình định giá tài sản được trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tiến hành dựa trên các căn cứ luật định. Trường hợp kết thúc nhiệm vụ, những tài sản này sẽ được xử lý theo những hình thức như: giao tài sản cho tổ chức chủ trì; bán trực tiếp cho cá nhân, tổ chức chủ trì; giao quyền sử dụng cho cá nhân, tổ chức chủ trì; các hình thức điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy khác, cụ thể theo quy định của pháp luật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?