Tài sản di chuyển là gì? Đối tượng nào được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với tài sản di chuyển?
Tài sản di chuyển là gì?
Tài sản di chuyển được quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Hải quan 2014 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
18. Quản lý rủi ro là việc cơ quan hải quan áp dụng hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các nghiệp vụ hải quan khác có hiệu quả.
19. Rủi ro là nguy cơ không tuân thủ pháp luật về hải quan trong việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
20. Tài sản di chuyển là đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.
21. Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.
...
Theo đó, tài sản di chuyển được hiểu là đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.
Tài sản di chuyển là gì? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với tài sản di chuyển?
Đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với tài sản di chuyển được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 134/2016/NĐ-CP như sau:
Miễn thuế đối với tài sản di chuyển
1. Tổ chức, cá nhân có tài sản di chuyển theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật hải quan được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến công tác, làm việc tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên;
b) Tổ chức, công dân Việt Nam có hoạt động ở nước ngoài từ 12 tháng trở lên sau khi kết thúc hoạt động trở về nước;
c) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký thường trú tại Việt Nam cho lần đầu tiên nhập khẩu tài sản di chuyển.
2. Định mức miễn thuế nhập khẩu đối với tài sản di chuyển (gồm đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng, trừ xe ô tô, xe gắn máy) là 01 cái hoặc 01 bộ đối với mỗi tổ chức hoặc cá nhân.
Trường hợp tài sản di chuyển vượt định mức miễn thuế của cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động, Bộ Tài chính quyết định miễn thuế đối với từng trường hợp.
...
Theo đó, các đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với tài sản di chuyển bao gồm:
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến công tác, làm việc tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên;
- Tổ chức, công dân Việt Nam có hoạt động ở nước ngoài từ 12 tháng trở lên sau khi kết thúc hoạt động trở về nước;
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký thường trú tại Việt Nam cho lần đầu tiên nhập khẩu tài sản di chuyển.
Hồ sơ miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với tài sản di chuyển gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 20 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP; khoản 1 Điều 10 Nghị định 104/2022/NĐ-CP) thì hồ sơ miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với tài sản di chuyển gồm có:
(1) Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan;
(2) Giấy phép lao động hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến công tác, làm việc tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên: 01 bản chụp;
(3) Văn bản chứng minh việc chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt thời hạn lao động ở nước ngoài đối với tổ chức, công dân Việt Nam có hoạt động ở nước ngoài từ 12 tháng trở lên sau khi kết thúc hoạt động trở về nước: 01 bản chụp;
(4) Hộ chiếu (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hoặc đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu trên thị thực rời đối với trường hợp hộ chiếu được cấp thị thực rời)
Hoặc giấy tờ thay hộ chiếu còn giá trị (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu) đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký thường trú tại Việt Nam: 01 bản chụp;
(5) Bản sao của một trong các giấy tờ sau: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
(6) Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc miễn thuế đối với tài sản di chuyển vượt định mức miễn thuế: 01 bản chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?