Tài sản công của cơ quan nhà nước được thanh lý theo hình thức nào? Việc thanh lý tài sản công có thể thực hiện theo hình thức niêm yết giá không?
Tài sản công của cơ quan nhà nước được thanh lý theo hình thức nào?
Theo khoản 2 Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước như sau:
- Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây:
+ Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;
+ Bán.
Theo đó, có 02 hình thức thanh lý tài sản của cơ quan nhà nước bao gồm: (1) Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán; (2) Bán.
Việc thanh lý tài sản công có thể thực hiện theo hình thức niêm yết giá không?
Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập gồm những giấy tờ gì và ai có thẩm quyền quyết định thanh lý?
Tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:
(1) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự toán chi phí sửa chữa tài sản trong trường hợp xác định việc sửa chữa không hiệu quả): 01 bản chính;
(2) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
(3) Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý): 01 bản chính;
(4) Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn có liên quan về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa (đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được): 01 bản sao;
(5) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản (nếu có): 01 bản sao.
Bên cạnh đó, theo Điều 28 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công như sau:
Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Việc thanh lý tài sản công có thể thực hiện theo hình thức niêm yết giá không?
Theo Điều 31 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức bán, cụ thể như sau:
- Việc thanh lý tài sản công theo hình thức bán được thực hiện thông qua hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
- Bán thanh lý tài sản công theo hình thức niêm yết giá được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Tài sản công (trừ xe ô tô, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
+ Vật tư, vật liệu thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
- Bán thanh lý tài sản công theo hình thức chỉ định được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Tài sản công (trừ xe ô tô, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
+ Vật tư, vật liệu thu hồi từ thanh lý tài sản công theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ có giá trị dưới 10 triệu đồng. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
- Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức đấu giá thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này; việc xử lý tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
- Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức niêm yết giá thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
- Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức chỉ định thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
Theo đó, việc thanh lý tài sản công theo hình thức bán chỉ được thực hiện thông qua hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật, chứ không thức hiện thông qua hình thức niêm yết giá. Pháp luật có quy định về bán thanh lý tài sản công theo hình thức niêm yết giá được áp dụng trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 31 như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?